leftcenterrightdel
Chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ không có nhiễm chéo COVID-19 (Ảnh minh họa) 

Theo Quyết định 4156 thì để chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà cần phải thực hiện những nguyên tắc mà Bộ Y tế hướng dẫn.

Cụ thể, trong gia đình để phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình khi có người nhiễm COVID-19 cần: Cách ly người nhiễm khỏi những người khác; Vệ sinh tay thường xuyên; Đeo khẩu trang, sử dụng găng tay đúng cách; Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm; Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ; Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định; Quản lý chất thải và dịch tiết đúng cách.

Cách ly người nhiễm khỏi những người khác như bố trí người nhiễm phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho người nhiễm. Luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người nhiễm.

Người nhiễm không ăn uống cùng với người khác. Di chuyển ra khỏi khu vực cách ly. Tiếp xúc gần với người khác và với vật nuôi. Không dùng chung bát đĩa, ly uống nước, bộ dụng cụ ăn, khăn tắm hoặc bộ đồ giường với những người khác trong nhà.

Bảo đảm nhà ở thông thoáng. Luôn mở cửa sổ, cửa lỗi đi khi có thể nhằm cho không khí luôn được thay đổi. Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.

Rửa tay thường xuyên. Rửa tay là cách giảm lây nhiễm COVID-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Thời điểm rửa tay, Trước và sau khi nấu ăn. Trước và sau khi ăn uống. Sau khi ho, hắt hơi, xì mũi. Sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt. Sau khi đi vệ sinh. Sau khi thu dọn rác thải.

Người chăm sóc phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc không gian với người nhiễm và những người khác. Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly, để giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi rút cho những người khác. Các thành viên trong gia đình: Các thành viên khác trong hộ gia đình phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc không gian với người khác…

Ngoài ra, cần phải có những bài tập vận động như tập thở để giúp cải thiện tình trạng khó thở; Các bài tập vận động tại giường; Các bài tập vận động sức bền…

Đối với người bị nhiễm COVID-19 chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Những trường hợp người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, việc thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết, dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng. Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng.

Người bệnh nhiễm COVID-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách ngƣời bệnh sẽ suy dinh dƣỡng nặng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.

Vì thế cần ăn đủ 3 bữa chính và tăng thêm các bữa phụ; đảm bảo đa dạng các nhóm thực phẩm như tinh bột, sữa, dầu mỡ, rau củ, thịt cá, trứng, các loại hạt…

Không ăn quá nhiều đồ ngọt; không ăn kiêng thực phẩm nếu không bị dị ứng hoặc chỉ ăn theo lời khuyên của bác sĩ; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng…

 

Hoài Thu