Theo đó, kế hoạch tiêm vắc xin đợt 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Đà Nẵng diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27/4. Loại vắc xin sử dụng trong đợt này là Moderna với 10.300 liều 0,25ml, sử dụng để tiêm chủng cho 10.300 người. Đối tượng tiêm là trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi, trong đó ưu tiên tiêm trước cho nhóm trẻ 11 tuổi hiện đang học lớp 6 tại các trường trên địa bàn thành phố.
|
|
Nhiều phụ huynh đưa con em đến từ sớm để làm thủ tục để tiêm vắc xin ngừa COVID-19. (ảnh: LT) |
Trong ngày đầu tiên, hơn 500 trẻ em đã được tiêm vắc xin. Tại điểm tiêm ở Cung Thể thao Tiên Sơn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), các phụ huynh đã đưa con đến điểm tiêm từ rất sớm để nhân viên y tế khám sàng lọc, tư vấn kỹ về tình hình sức khỏe trước khi tiêm vắc xin. Trung tâm Y tế quận Hải Châu bố trí 6 bàn tiêm. Theo quy định, mỗi bàn tiêm không quá 50 em/ngày nên ngày đầu tiên có 300 học sinh lớp 6 được tiêm tại đây.
|
|
Ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị và xe cấp cứu túc trực tại khu vực tiêm chủng đề phòng các tình huống xấu xảy ra. (ảnh: LT) |
|
|
Đây là lần đầu tiên Đà Nẵng thực hiện tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, do đó các công tác phục vụ tiêm chủng được thực hiện hết sức thận trọng. |
Đây là lần đầu tiên Đà Nẵng thực hiện tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, do đó các công tác phục vụ tiêm chủng được thực hiện hết sức thận trọng với sự phối hợp, hợp tác của các lực lượng y tế, giáo viên và phụ huynh học sinh.
|
|
Kế hoạch tiêm vắc xin đợt 1 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Đà Nẵng diễn ra từ ngày 22 đến ngày 27/4. (ảnh: LT) |
Cô Nguyễn Thị Vy Na - giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong (quận Hải Châu) cho hay, giáo viên chủ nhiệm tại các lớp đã dặn dò phụ huynh rất kỹ để đảm bảo an toàn cho trẻ trước khi tiêm chủng. “Tâm lý của các trẻ rất sẵn sàng, một số phụ huynh thì khá lo lắng. Hôm nay mình thấy số lượng tiêm khá đầy đủ so với số lượng học sinh tiêm theo danh sách dự kiến. Sau khi tiêm các em sẽ được nghỉ học trong 2 ngày để theo dõi sức khỏe”, cô Nguyễn Thị Vy Na nói.
|
|
Các em sẽ được khám sàng lọc trước khi tiêm. (ảnh: LT) |
Bác sĩ Trần Minh Hồi - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) cho biết, 2.100 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn quận sẽ được tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 22 đến 25/4.
|
|
Bác sĩ dặn dò các em học sinh những điều cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. (ảnh: LT) |
“Trung tâm y tế quận đã phối hợp với các đơn vị liên quan gửi thông tin tiêm chủng đến phụ huynh học sinh, để phụ huynh nắm được lợi ích của việc tiêm chủng và những vấn đề cần theo dõi cho trẻ trước, trong và sau tiêm chủng. Vì ở độ tuổi còn nhỏ nên tâm lý các em còn hoang mang, đơn vị cũng đã phối hợp với nhà trường làm công tác tư tưởng cho các em trước khi tiêm. Bên cạnh đó, vấn đề theo dõi, xử lý sau tiêm cũng được đặc biệt quan tâm, đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng xe cấp cứu, nhân lực, trang thiết bị đề phòng các tình huống xấu xảy ra”, bác sĩ Trần Minh Hồi thông tin.
|
|
Loại vắc xin sử dụng trong đợt này là Moderna với 10.300 liều 0,25ml, sử dụng để tiêm chủng cho 10.300 người. (ảnh: LT) |
Em Nguyễn Hoàng Minh Thư (học sinh lớp 6, Trường Trung học cơ sở Trưng Vương) cho biết: "Ban đầu em rất sợ nhưng tiêm xong em không thấy đau lắm, em thấy trong người bình thường, tay hơi tê tê một tí. Trước khi tiêm, ba mẹ đã cho em ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe. Các bác sĩ dặn sau khi tiêm thì không được vận động mạnh, nếu tay bị tê thì sau 24 giờ sẽ hết.”
|
|
Hầu hết học sinh cho biết cảm thấy yên tâm và thoải mái khi tiêm vắc xin. (ảnh: LT) |
Theo sát con trong suốt quá trình tiêm, ông Đinh Minh Trí (quận Hải Châu, phụ huynh học sinh) cho hay, ông và vợ phải xin nghỉ làm để đưa con đi tiêm chủng. “Có rất nhiều ý kiến xung quanh việc tiêm cho trẻ nhưng gia đình vẫn quyết định để cháu đi tiêm. Đến điểm tiêm, tôi cũng yên tâm phần nào vì thấy lực lượng y tế được bố trí rất kỹ càng. Gia đình sẽ chú ý theo dõi sức khỏe của cháu trong những ngày tới”, ông Trí chia sẻ.
|
|
Sau khi tiêm vắc xin, các em được hướng dẫn ngồi tại phòng chờ thư giãn tầm 20 - 30p để bác sĩ theo dõi sức khoẻ sau tiêm. (ảnh: LT) |