“Tự kỷ không phải là thảm họa mà sự thiếu nhận thức, hiểu biết về chứng tự kỷ mới là thảm họa”.

 


“Người tự kỷ thực ra họ không phải là người tự bước đi được. Khi trẻ tự kỷ được phát hiện sớm, được hỗ trợ kịp thời thì có thể làm những điều tuyệt vời” Bà Hạnh cho biết.

Tự kỷ không phải là bệnh, có những trường hợp như một bạn 20, 30 tuổi bỗng nhiên tự kỷ, điều đó là không thể. Điều đó chỉ là rối nhiễu tâm lý trong giai đoạn đó. Hay nhiều người gọi tự kỷ như mốt. Tự kỷ là khuyết tật và có tính chất là bẩm sinh chứ không phải bỗng nhiên. Họ cần được tôn trọng, chấp nhận, hỗ trợ của cộng đồng.

Nhấn mạnh vai trò cuả truyền thông trong việc hỗ trợ trẻ bị chứng tự kỷ cũng như để xã hội hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ bà Hạnh cũng kêu gọi các cơ quan giúp đỡ, vận động, hỗ trợ trong việc xây dựng các chính sách dành cho trẻ bị chứng tự kỷ. “Hiện nay luật người khuyết tật đã có nhưng luật cho những người bị chứng tự kỷ thì vẫn chưa có. Điều này khiến cho các trẻ khó tiếp cận đến giáo dục, y tế hay một số vấn đề khác nên tôi rất mong muốn được sự hỗ trợ chính xác, sự tham gia của các cơ quan truyền thông".

"Tôi nhớ có một câu khẩu hiệu trong một hội thảo mà tôi từng được tham dự đó là: “Tự kỷ không phải là thảm họa mà sự thiếu nhận thức, hiểu biết về chứng tự kỷ mới là thảm họa". Tôi cho rằng đây là động thái đi tuyệt vời bởi vì chỉ có gia đình mới là người đi theo tự kỷ suốt cả cuộc đời. Xã hội nhận thức sai về tự kỷ, truyền thông phát thông điệp không đúng đắn về họ thì sẽ khiến cho họ bị kỳ thị, loại bỏ. Thay vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu, nắm rõ và giới thiệu đến cộng đồng về hội chứng này để cộng đồng hiểu, cảm thông chia sẻ thì mới là điều đúng đắn chứ không nên để chứng tự kỷ trở thành một thảm họa của xã hội”, bà Hạnh nói.

Anh Nguyễn Tuệ, một phụ huynh có con trai mắc chứng tự kỷ cũng chia sẻ: “Con tôi năm nay 18 tuổi. Tham gia hội thảo này tôi mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nhìn nhận những trẻ mắc chứng tự kỷ bởi khi cộng đồng hiểu thì con tôi mới không bị kỳ thị và bản thân tôi cũng cảm thấy được chia sẻ.

Con tôi 18 tuổi, con tôi bị chứng tự kỷ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình như một công dân bình thường. Ví dụ như sự cố giao thông, đánh nhau…. Đây là một điều rất nguy hiểm bởi luật pháp trước người tự kỷ là vô nghĩa, vô hiệu, họ không thể nhận thức được thì không thể thực hiện được”.
 

Theo Vietnamnet

.