(BVPL) - Khi con bị thủy đậu, các bậc phụ huynh cuống cuồng tìm cách chữa trị bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, ít người biết rằng rất nhiều phương pháp dân gian hiện nay chưa được kiểm chứng.
 


BS. Khanh giải thích, nhiều người nghĩ bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) và gốc rạ (gốc cây lúa) có liên quan nên đã dùng gốc rạ…chữa trị. "Trên thực tế giữa bệnh trái rạ và gốc rạ không hề liên quan tới nhau. Dùng cách này khiến người bệnh dễ nhiễm trùng. Còn uống nước gốc rạ có thể bị ngộ độc" – BS.Khanh khẳng định.

Ở một số gia đình, khi thấy con bị thủy đậu, phụ huynh nghĩ ngay đến việc bôi xanhtylen vào các nốt phỏng. Tuy nhiên, khi nốt phỏng chưa vỡ mà làm như vậy là không cần thiết và gây khó chịu cho trẻ. Chỉ khi nốt phỏng vỡ, chấm trực tiếp xanh methylen mới giúp ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh.

Theo các bác sĩ, cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm cho trẻ. Da em bé rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Việc châm, chích cho mụn nước vỡ nhanh cũng gây tác hại không nhỏ bởi có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.

Muốn trẻ nhanh khỏi bệnh, phụ huynh cần giữ vệ sinh môi trường sống thật tốt, tránh mang trẻ đến nơi đông người khi dịch đang bùng phát. Để chủ động phòng chống và bảo vệ trẻ trước những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, cha mẹ cần đưa bé đi tiêm vắc xin đúng lịch. Thông thường, trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi cần tiêm một mũi. Trẻ từ 13 tuổi trở lên cần tiêm 2 mũi.

Khi nghi ngờ bản thân bị thủy đậu, trong vòng 48 tiếng đầu, bạn có thể sử dụng thuốc đặc trị Acyclovir để giảm thiểu triệu chứng bệnh.
 

Hòa Bình

.