Gửi máu cuống rốn: Sai một ly, đi vạn dặm
Tế bào gốc máu cuống rốn của một em bé mới sinh chỉ có thể được thu thập một lần từ dây rốn và bánh nhau lúc vừa chào đời. Khi được xử lý và đưa vào lưu trữ lâu dài tại Ngân hàng máu cuống rốn, đây được xem như một “cuốn sổ” bảo hiểm sinh học cho bé. Nếu xảy ra trục trặc trong toàn bộ quá trình nói trên, dù ở khâu nào, thì vĩnh viễn không có cơ hội thứ hai để lưu trữ cho em bé. Do đó, hoạt động này không chỉ đòi hỏi phải có sự đầu tư về trang thiết bị hiện đại, tuân thủ nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe mà còn phải chặt chẽ về pháp lý.
Vì những lợi ích quý hơn vàng của tế bào gốc máu cuống rốn, tại Việt Nam, có rất nhiều đơn vị xây dựng ngân hàng để lưu trữ hoặc hợp đồng với một số bệnh viện để thu thập, tiếp nhận, vận chuyển ra nước ngoài để xử lý, lưu trữ.
Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu thông tin của khách hàng, một số cơ sở không đạt chuẩn và chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên hoạt động, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng dịch vụ. Điều này gây ra rất nhiều rủi ro và bất lợi cho cả khách hàng và bệnh viện khi thực hiện dịch vụ tại các đơn vị không có giấy phép hoạt động Ngân hàng mô.
Theo các chuyên gia, có ít nhất 3 nguy cơ mà người dân phải đối mặt khi chọn sai đơn vị để trao gửi “cuốn sổ” bảo hiểm sinh học của người thân. Đầu tiên, khi gửi mẫu ra nước ngoài hoặc nhận về qua ngân hàng mô không có giấy phép, người dân có nguy cơ không được thông quan hoặc phải chờ đợi rất lâu, gây ảnh hưởng đến chất lượng mẫu.
Thứ hai, mô được lưu trữ tại đơn vị không có giấy phép hoạt động, nếu gửi ra nước ngoài phục vụ điều trị sẽ khó được các bệnh viện nước ngoài tiếp nhận và sử dụng. Thứ ba, tính pháp lý của mẫu không được đảm bảo, nếu xảy ra tranh chấp thì khách hàng chính là người chịu thiệt. Cuối cùng, trong quá trình thu thập và đóng gói vận chuyển, nếu đội ngũ nhân viên không được đào tạo bài bản sẽ có nhiều nguy cơ dẫn tới sự cố về chất lượng mẫu, thậm chí mẫu thu thập không đủ điều kiện để xử lý và lưu trữ.
Để bảo vệ quyền lợi của người dân, cuối năm 2021, Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM đã có công văn khuyến cáo các bệnh viện có chuyên khoa sản và bệnh viện chuyên khoa sản khi phối hợp gửi mẫu máu cuống rốn, dây rốn ra nước ngoài lưu trữ cần lựa chọn các đối tác là những ngân hàng mô đã được Bộ Y tế cấp phép, để tránh những rủi ro không đáng có.
“Địa chỉ vàng” cho nhu cầu lưu trữ mô, tế bào gốc
Cũng chính với những yêu cầu chặt chẽ như vậy nên số đơn vị được cấp phép hoạt động ngân hàng mô ở Việt Nam không nhiều, chỉ trên dưới 10 cơ sở. Trong đó, phần lớn được cấp phép là ngân hàng đơn mô, tức là chỉ có thể lưu trữ 1 loại mô, tạng. Phần lớn các ngân hàng này đang tập trung lưu trữ một sản phẩm “hot” là máu cuống rốn hoặc tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn, như “của để dành” hay “bảo hiểm sinh học vô giá” cha mẹ dành cho con sau này.
Cho đến nay mới chỉ có 2 đơn vị được cấp giấy phép hoạt động cho ngân hàng đa mô là Ngân hàng Mô thuộc Bệnh viện Việt Đức và Ngân hàng Mô thuộc Công ty Cổ phần Bệnh biện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Trong đó, Ngân hàng Mô Việt Đức tập trung lưu trữ các cơ quan của người hiến tặng hoặc yêu cầu để phục vụ ghép tự thân và đồng loài. Còn Ngân hàng Mô Vinmec được cấp phép hoạt động các dịch vụ lưu tế bào gốc, toàn bộ các mô và các sản phẩm từ mô. Sản phẩm lưu trữ mới nhất được Vinmec công bố là lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa. Đây cũng là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ này và đang được nhiều bà mẹ đặc biệt quan tâm vì lỡ bỏ qua việc lưu trữ máu cuống rốn khi sinh em bé.
Ngân hàng Mô Vinmec đã được trang bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tiên tiến bậc nhất thế giới, đi kèm với các quy trình tự động, khép kín và hiện đại theo chuẩn GMP quốc tế. Tại đây, máu cuống rốn, mô dây rốn và tế bào gốc được lưu trữ trong hệ thống tự động hoàn toàn (BioAchive và BioStor_III_Cryo), hiện đại với nhiệt độ âm sâu (-196 độ C), đảm bảo an toàn và duy trì khả năng sống cao nhất của tế bào.
Ngân hàng Mô Vinmec cũng là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam trở thành thành viên Hiệp hội Truyền máu quốc tế (ISBT) và Hiệp hội Ngân hàng máu Hoa Kỳ (AABB). Đây vừa là cơ hội vừa là sự bắt buộc đối với Ngân hàng Mô Vinmec trong việc cập nhật các kiến thức, quy trình, và tiêu chuẩn quốc tế mới nhất.
|
|
Ngân hàng Mô Vinmec đã được trang bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tiên tiến bậc nhất thế giới với quy trình tự động, khép kín và hiện đại theo chuẩn GMP quốc tế |
Hiện nay, Vinmec đã ký hợp tác với nhiều bệnh viện và các ngân hàng mô trong và ngoài nước trong việc lưu trữ, vận chuyển các mẫu mô và tế bào gốc. Không chỉ là một trong những nơi lưu trữ hàng đầu ở Việt Nam với trên 7.000 mẫu máu cuống rốn và dây rốn, đây còn là ngân hàng có tỉ lệ truy xuất mẫu mô và tế bào gốc phuc vụ thử nghiệm lâm sàng và điều trị cao nhất thế giới. Từ 2014 đến nay, hơn 1.000 đơn vị tế bào gốc đã được truy xuất bởi Ngân hàng Mô Vinmec để cung cấp cho các hoạt động nghiên cứu, điều trị tại Bệnh viện Vinmec cùng nhiều bệnh viện khác trong và ngoài nước, khẳng định uy tín quốc tế của hệ thống y tế Vinmec nói chung và Ngân hàng Mô Vinmec nói riêng.