Làm việc nhiều dưới cái nắng gắt, tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn các chuyển hóa bên trong cơ thể, đặc biệt là có thể khiến các bạn mắc phải nhiều căn bệnh nghiêm trọng như bỏng da....
 
Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
Hình minh hoạ. Nguồn: Internet
 
Phân biệt giữa bỏng nắng và cháy nắng
 
Cháy nắng không nguy hiểm, nó chỉ làm xỉn màu da và sẽ biến mất sau một thời gian (tùy cơ địa mỗi người). Nhưng bỏng nắng thì khác, nó thường gây tổn thương da trên diện rộng, có thể kèm theo đau đầu, sốt và mệt mỏi.
 
Các dấu hiệu của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng 2 – 6h sau khi tiếp xúc. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 giờ đến 14 giờ khi nồng độ tia cực tím tập trung cao. Phải công nhận rằng ánh nắng mặt trời có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, những bức xạ cực tím trong ánh nắng có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người như thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp vitamin D. Tuy nhiên, những tác hại của ánh nắng mặt trời gây ra cho sức khỏe con người cũng không thể phủ nhận.
 
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn các chuyển hóa bên trong cơ thể, hủy hoại cấu trúc tế bào và có thể khiến các bạn mắc phải nhiều căn bệnh nghiêm trọng như là: dị ứng, bệnh ung thư da. Nguồn: Internet
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn các chuyển hóa bên trong cơ thể, hủy hoại cấu trúc tế bào và có thể khiến các bạn mắc phải nhiều căn bệnh nghiêm trọng như là: dị ứng, bệnh ung thư da. Nguồn: Internet
 
Sau khi đi nắng, tắm biển hoặc làm việc ngoài môi trường ánh nắng, những vùng da bị hở như mặt, tam giác cổ áo, gáy, mu tay, cẳng tay, chân, lưng… có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm chích, đôi khi có thể hơi ngứa. Làn da  xung quanh khu vực này sẽ bị đỏ, lúc đầu đỏ nhạt say mức độ đỏ cứ tăng dần. Có thể sưng nề và có cảm giác bị căng cứng vùng da đó, đôi khi có phỏng nước.
 
Làn da của chúng ta đều bị ánh mặt trời gây tổn hại dù ít hay nhiều. Và nếu bạn ở bên ngoài trong thời gian dài vào bất kỳ thời điểm nào, những tia cực tím (UV) đều có thể tạo ra những dấu vết trên da bạn.
 
Xử lý thế nào khi bị bỏng nắng?

 

Bạn có thể dùng dầu lô hội để bôi vào chỗ bị bỏng vài lần mỗi ngày.
Bạn có thể dùng dầu lô hội để bôi vào chỗ bị bỏng vài lần mỗi ngày. Nguồn: Internet
 
Khi thấy da bắt đầu có hiện tượng ửng đỏ, có cảm giác nóng và đau rát khi chạm vào thì nghĩa là bạn đã bị bỏng nắng.
 
Việc đầu tiên là tránh các hoạt động ngoài trời khi còn nắng vì chúng có thể gây ra bỏng nắng ở cấp độ hai. Vết bỏng khi ấy sẽ đau đớn nhiều hơn và do đó sự phục hồi chắc chắn là khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. Tiếp đến, hãy tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen (chú ý không thêm bất cứ chất gì vào trong nước). Không cạo hay gỡ lớp da bỏng ra. Dùng khăn ẩm hay khăn mềm thấm khô da sau khi tắm.
 
Bạn có thể dùng dầu lô hội để bôi vào chỗ bị bỏng vài lần mỗi ngày. Hoặc có thể thay bằng bẹ lá cây lô hội (bán rất sẵn trong siêu thị). Hãy lấy từng bẹ lá, tách vỏ, loại bỏ nhớt rồi xắt thành từng lát mỏng để đắp lên da. Bạn có thể đắp mặt nạ lô hội cho da vài lần/ ngày để giảm cảm giác đau rát và nóng da.
 
Hãy giữ nguyên các phỏng nước để phòng nhiễm trùng. Nếu các phỏng nước bị vỡ, có thể bôi lên đó mỡ kháng sinh và để hở. Nếu cần thiết, có thể dùng thêm thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen, hoặc paracetamol. Tuyệt đối không dùng mỡ, kem hoặc các thuốc y học dân tộc bôi lên diện bỏng. Chúng có thể làm diện bỏng lâu liền hoặc không liền được.
 
Nếu diện bỏng bắt đầu xuất hiện phỏng nước hoặc nếu bạn có biểu hiện ngứa, rát đỏ, hoặc sốt, bạn cần đến khám bác sĩ da liễu ngay.
 

Thùy Hương (t/h)