leftcenterrightdel
 Tỉnh Bình Dương tổ chức lễ phát động tiêm vắc xin và ra quân phun khử khuẩn phòng chống dịch COVID-19.(Ảnh:CDC Bình Dương)

Đây là Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử và dự kiến sẽ triển khai từ tháng 7/2021-tháng 4/2022. Chiến dịch tiêm chủng được tổ chức đồng loạt tại các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến (tại các điểm tiêm chủng cố định và lưu động), bao gồm cả các đơn vị y tế công lập và y tế tư nhân, các đơn vị trong và ngoài ngành y tế.

Trong kế hoạch triển khai đợt này, Bộ Y tế nêu rõ: Đối tượng tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế. Để đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng, trong kế hoạch, Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021. Hết quý I/2022, trên 70% dân số được tiêm vắc xin và đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

leftcenterrightdel
Lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương tổ chức phun khử khuẩn. 

Tại tỉnh Bình Dương, Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 được xây dựng kế hoạch cụ thể với các điểm tiêm chủng cố định và lưu động trên địa bàn toàn tỉnh.

Dự kiến sẽ tổ chức tiêm cho 30.000 người/ngày và thiết lập điểm tiêm cố định với các bàn tiêm chủng (bao gồm cả y tế công lập và ngoài công lập) đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Số lượng tiêm có thể tăng khi tăng số bàn tiêm ở mỗi điểm tiêm.

leftcenterrightdel
 Bình Dương phát động Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử.

Thiết lập các điểm tiêm lưu động để triển khai tiêm chủng với số lượng lớn khi thực hiện tiêm cho công nhân tại các khu công nghiệp, các cơ quan, doanh nghiệp, khu chế xuất hoặc ở khu vực thành phố với đối tượng cần tiêm lớn, đông dân cư nhưng các điểm tiêm cố định trên địa bàn không đảm bảo cho giãn cách với số lượng người đông trong cùng 1 thời điểm. Điểm tiêm chủng lưu động có thể được tổ chức ở các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, nhà văn hóa, v.v. và có thể thiết lập nhiều bàn tiêm tại một điểm tiêm lưu động.

Để Chiến dịch tiêm chủng đạt hiệu quả, tỉnh Bình Dương tổ chức truyền thông về chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn dân, truyền thông đa dạng, phối hợp nhiều hình thức qua phóng sự, tài liệu truyền thông, thông điệp, bài truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 để người dân tích cực hưởng ứng, tham gia. Cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí để truyền thông cho người dân về lợi ích của các loại vắc xin, lịch tiêm chủng, tính an toàn của các vắc xin, sự cố bất lợi có thể gặp sau tiêm chủng; số điện thoại, địa chỉ liên hệ khi cần hỗ trợ.

Mai Phong