Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch: Hết lòng vì người bệnh
Cập nhật lúc 16:24, Thứ hai, 07/03/2016 (GMT+7)
Từ Trạm chống lao chuyển thành Bệnh viện Lao và bệnh phổi Quảng Nam, bây giờ là Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (đường Nguyễn Văn Trỗi, TP.Tam Kỳ), cơ sở y tế đặc thù này đã vào guồng cho những nỗ lực nhằm phục vụ bệnh nhân tốt hơn. ( Bệnh viện, Y tế, Bệnh nhân)
Từ Trạm chống lao chuyển thành Bệnh viện Lao và bệnh phổi Quảng Nam, bây giờ là Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (đường Nguyễn Văn Trỗi, TP.Tam Kỳ), cơ sở y tế đặc thù này đã vào guồng cho những nỗ lực nhằm phục vụ bệnh nhân tốt hơn.
Song hành cùng kỹ năng, nghiệp vụ, trong những năm gần đây bệnh viện liên tục “cập nhật” một số máy móc, trang thiết bị y tế để đem lại kết quả phát hiện bệnh và hiệu quả điều trị cao hơn. Chẳng hạn như năm 2010, từ hỗ trợ của UBND tỉnh và Sở Y tế, bệnh viện được trang bị máy cắt lớp điện toán (CT-scan). Khi áp dụng thiết bị này, các y - bác sĩ được giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán bệnh. Đến tháng 7.2013, bệnh viện được triển khai kỹ thuật nội soi phế quản, đem lại tính chính xác cao trong việc chẩn đoán các bệnh phế quản và u phổi liên quan. Ba tháng sau, kỹ thuật GeneXpert được triển khai tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch với sự hỗ trợ từ Chương trình chống lao quốc gia. Đây là một kỹ thuật ứng dụng sinh học phân tử mang tính đột phá trong xét nghiệm chẩn đoán vi trùng học bệnh lao, tích hợp 3 công nghệ tách gien, nhân gien và nhận biết gien, cho kết quả chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Lương Việt, so với các bệnh viện điều trị lao, phổi ở khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch nằm trong tốp đầu. “Tuy vậy, về lâu dài bệnh viện còn phải phấn đấu nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hiệu quả khám chữa bệnh đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dân. Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu hụt nhân lực. Hiện có rất ít bác sĩ đa khoa chính quy về công tác tại đơn vị, còn bác sĩ chuyên ngành thì phải tiếp tục đào tạo nữa” - bác sĩ Việt chia sẻ.
Theo Báo Quảng Nam
.