(BVPL) - Các chuyên gia cho biết: Mỗi khi có một tai họa xảy ra, bạn nên hỏi con bạn rằng chúng đang thực sự nghĩ gì, cảm thấy ra sao, lo lắng thế nào hay chỉ là sự tò mò của lứa tuổi mới lớn.

 
 
1) Xác định mức độ lo lắng của trẻ: 
 
Con bạn sẽ càng cảm thấy lo lắng nếu bạn cũng tỏ ra lo lắng, chúng có thể tò mò, nhưng điều đó không phải là vấn đề quan trọng.
 
Yehusa cho hay: ”Những điều không hay xảy ra với bọn trẻ có thể đang làm ảnh hưởng đến tâm lý của chúng.
 
Bà cho biết thêm: ”Diễn biến cảm xúc của trẻ là cách để chúng cảm thấy thoải mái và an tâm hơn. Những đứa trẻ luôn đặt câu hỏi cho mỗi vấn đề gặp phải thường có mức độ lo lắng ít hơn và ngược lại. Trả lời con cái về những vấn đề chúng băn khoăn là trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ.
 
2) Đặt câu hỏi để biết trẻ đang cảm thấy thế nào:
 
Nếu con bạn phải chứng kiến sự việc đau buồn. Bạn có thể hỏi chúng: ”Đó là điều rất sợ phải không con?. Con đang nghĩ gì vậy?”.
 
Yehura nói: "Việc đặt câu hỏi sẽ giúp bạn biết được diễn biến cảm xúc của con bạn, từ đó đưa ra giải pháp hợp lý cho trẻ.”.
 
3) Không nói cho trẻ những vấn để mang tính chất chính trị: 
 
Yehuada khuyên các  bậc phụ huynh không nên nói với bọn trẻ rằng: "Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy hỗn loạn” hay "Đất nước đang ngày càng đi xuống” vì trẻ e sẽ đón nhận điều đó theo 1 cách tiêu cực.
 
Đơn giản hơn, hãy để chúng hiểu rằng: “Bố mẹ rất buồn, đó là điều rất tồi tệ khi có bạo loạn xảy ra, nhưng đó là lý do vì sao con được sinh ra để chấm dứt tình trạng đó”.
 
4) Dạy trẻ cách ứng phó với tai họa:
 
Sẽ là niềm an ủi rất lớn khi nói với bọn trẻ rằng: ”Điều này sẽ không xảy ra với chúng ta đâu”, nhưng rõ ràng các bậc phụ huynh hiểu đó không phải sự thật. Nếu con bạn cảm thấy sợ hãi thì cách tốt hơn là hãy cùng chúng tìm ra giải pháp để đối phó với những thảm họa.
 
Hãy nói với chúng rằng: "Điều đó đã xảy ra rồi và bây giờ cha (mẹ) sẽ chỉ cho con biết chúng ta nên làm gì để đối phó với những tai họa này”. Sau đó, cha mẹ nên cùng con cái thảo luận một vài giải pháp tức thời khi có điều tồi tệ xảy ra như ở trong nhà khi bên ngoài có thảm họa, hay gọi điện cho các tổ chức cứu trợ….
 
Bà khuyên: "Các bậc cha mẹ cần để con em mình hiểu rằng chúng là người có đủ khả năng để ứng phó và lên kế hoạch khi có bất kì chuyện già xảy ra”.
 
5)  Chỉ ra cho con cái mặt tích cực sau mỗi tai họa:
 
Hãy để cho con bạn thấy hình ảnh của những người đang cứu sống người khác sau thảm họa, hay việc  đứng hát quốc ca tại một trận đấu bóng chày... Đó là dấu hiệu của sự hồi sinh, trẻ em có thể cảm thấy thoải mái sau những dấu hiệu của sự phục hồi đó.
 
Yehuda cho biết thêm: Hãy cho con bạn nhìn thấy cách mà mọi người đang giúp đỡ lẫn nhau để gửi gắm thông điệp: Tại những nơi tưởng chừng như mất mát ấy lại nảy sinh những nghĩa cử cao đẹp.
 
6) Dạy trẻ giúp đỡ người khác:
 
Các bậc phụ huynh nên để trẻ em tham gia vào hoạt động cụ thể nào đó nhằm giúp chúng giảm bớt sự lo lắng và cảm thấy có ích hơn với xã hội và cũng giúp các bậc cha mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Hãy cùng con mình làm những tấm thiệp nhỏ, thu thập quần áo cũ, đồ chơi… để gửi tặng những nạn nhân không may mắn. Điều này làm khơi dạy sự cảm thông và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ.
 
N.T.Huyền
(Theo DailyNews)