Tham dự Chương trình có các đồng chí: Trương Hòa Bình – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Võ Văn Phuông – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Đào Ngọc Dung – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trần Hồng Hà - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng cùng đông đảo khán giả.

Về phía Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo cùng lãnh đạo Ban Biên tập, đông đảo cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo.

leftcenterrightdel
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ  cùng các đại biểu trao tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách, người có công. 

Trong 72 năm qua, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đến chế độ, chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng.

Qua 12 năm tổ chức chương trình “Màu hoa đỏ”, Báo điện tử  Đảng Cộng sản Việt Nam đã phối hợp với nhiều cơ quan liên quan, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tổ chức trao tặng trên 48 tỷ đồng, trao tặng hơn 1,2 vạn sổ tiết kiệm tình nghĩa, hơn 600 nhà tình nghĩa, hàng vạn suất quà nghĩa tình tới các gia đình liệt sỹ, các đồng chí thương binh, các Mẹ Việt Nam anh hùng và các học sinh nghèo vượt khó của nhiều địa phương trên cả nước.

leftcenterrightdel
Lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành trao quà cho thương, bệnh binh và thân nhân người có công.

Một trong những điểm nhấn của Chương trình “Màu hoa đỏ” năm nay là phần giao lưu mang nhiều cảm xúc lắng đọng giữa các khách mời của Chương trình với khán giả. Chia sẻ tại chương trình, ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) cho biết: Tính đến hết tháng 12/2018 cả nước có tổng số 393.707 hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở (gồm 184.695 hộ xây mới và 209.012 hộ sửa chữa) đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, tương ứng với tổng số kinh phí cần cấp từ ngân sách Trung ương khoảng 10.654 tỷ đồng. 

Trong phần giao lưu, thương binh hạng ¼ Nguyễn Xuân Thu (Tiên Du, Bắc Ninh) xúc động kể: Năm 1970, ông nhập ngũ, được biên chế vào đơn vị 1971 chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Năm 1972, ông bị thương tại chiến trường Tây Nguyên, mất chân phải và tay trái, sau đó được chuyển về an dưỡng tại trại thương binh Chí Linh – Hải Dương.

Mặc dù bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, thời gian đầu trở về quê hương, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, song ông Thu cho hay, với bản chất Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện lời dạy của Bác “thương binh tàn nhưng không phế”, bản thân ông luôn quyết tâm phấn đấu vượt khó vươn lên, tìm mọi phương cách cùng một số anh em thương binh thành lập Công ty TNHH xây dựng số 1.

Đến nay, Công ty của ông đã xây dựng được hàng trăm công trình trên nhiều tỉnh, thành. Đáng chú ý, Công ty của ông đã giải quyết việc làm cho gần 100 công nhân, trong đó có nhiều người là con của các thương bệnh binh.

leftcenterrightdel
Đại biểu và các thương binh tham gia phần giao lưu.

Là người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam và giúp nước bạn đánh quân Pôn-pốt giải phóng đất nước Campuchia khỏi nạn diệt chủng, thương binh Đỗ Văn Trà (sinh năm 1960, xã Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên) xúc động ôn lại kỷ niệm: Năm 1979, trong một lần đang trên đường vào giải phóng Thủ đô Phnôm-pênh, ông bị đạn súng đại liên bắn bị thương nặng. Đến tháng 10/1981 ông được chuyển lên tàu hỏa ra Bắc và chuyển vào nuôi dưỡng, điều trị tại khu Điều dưỡng thương binh Thuận Thành

Ông Trà chia sẻ, mặc dù bị thương nặng nhưng ông vẫn luôn cho rằng mình còn may mắn hơn nhiều đồng đội đã ngã xuống, hy sinh cho Tổ quốc, bởi hiện nay ông đang có một gia đình hạnh phúc với 1 con trai, 1 con gái , các cháu đều đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định…

Trong khuôn khổ chương trình “Màu hoa đỏ” lần thứ 12 năm 2019, Ban Tổ chức đã tiếp tục trao tặng những món quà ý nghĩa đến các thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng và người có công với cách mạng tại: tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Đồng Nai, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), huyện Hiệp Hòa, Yên Thế (Bắc Giang), huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), Sư đoàn 367 Phòng không – Không quân, Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh), Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Duy Tiên (Hà Nam), huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
Ban tổ chức trao kỷ niệm chương cho các nhà tài trợ chương trình. 

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Màu hoa đỏ” lần thứ 12 gồm 3 chương: Hồn thiêng sông núi, Đất mẹ anh hùng, Vinh quang Việt Nam. Đây là “Bản hợp xướng” tái hiện lại những ký ức bi hùng về một thời hoa lửa mà trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt ấy những câu chuyện đầy lay động ở tiền tuyến và hậu phương vẫn luôn day dứt, xúc động mỗi thế hệ chúng ta hôm nay.

Trong chương trình, các khán giả cùng với khách mời đã được thưởng thức những ca khúc đi cùng năm tháng như: “Màu hoa đỏ”, “Đồng đội”, “Hát về anh”, “Miền xa thẳm”, “Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa”, “Em vẫn đợi anh về”, “Đất nước”, “Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam”,…cùng các ca khúc mang đầy khát vọng của tuổi trẻ, khơi gợi cảm hứng cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam và  niềm tự hào dân tộc như: “Tổ quốc gọi tên mình”, “Khám phá”, “Việt Nam ơi”… với sự trình bày của các nghệ sỹ có tên tuổi như: NSƯT Đăng Dương, ca sĩ Lan Anh, ca sĩ Lê Anh Dũng, ca sĩ Thu Hà…

Hình ảnh về chương trình nghệ thuật:

leftcenterrightdel
Khán phòng nhà hát Âu Cơ chật kín khán giả. 
leftcenterrightdel
 Nhiều chiến sĩ bộ đội đến theo dõi chương trình.
leftcenterrightdel
 Chương trình gây xúc động với các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu.
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Vũ Cảnh