Ghi nhận của PV, ngay từ sáng sớm đã có rất đông khách thập phương nô nức đi thuyền vào dự lễ khai hội và tham quan thắng cảnh Hương Sơn. Đúng 9 giờ sáng cùng ngày, lễ khai hội bắt đầu.

Năm nay, với chủ đề “Lễ hội kỷ cương, văn minh lịch sự”, BTC Lễ hội đã tổ chức tập huấn cho hàng ngàn cán bộ và người dân phục vụ lễ hội bảo đảm ANTT.
leftcenterrightdel
Lễ khai hội chùa Hương năm 2020. 
Cụ thể như: Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; Học tập hai bộ quy tắc ứng sử nơi công cộng cho nhân dân địa phương; Quy tắc ứng sử cho cán bộ, công chức, viên chức khi làm nhiệm vụ; Tập huấn Luật giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân, các chủ hàng kinh doanh.

Cùng với đó, UBND huyện Mỹ Đức đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng và nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ du khách có mùa lễ hội chùa Hương 2020 an lạc, cát tường…
leftcenterrightdel
 Du khách nô nức trẩy hội chùa Hương.
Theo Ban tổ chức lễ hội, từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đã đón gần 200.000 lượt khách, trong đó riêng ngày khai hội đón khoảng 40.000 lượt khách.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn là một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm 21 ngôi chùa, động thờ Phật, ngôi đền thờ Thần theo tín ngưỡng nông nghiệp bản địa và gắn liền với Phật giáo Đạo tràng.
leftcenterrightdel
Ước tính có khoảng 40 nghìn lượt du khách đến chùa Hương trong ngày đầu khai hội. 
Trải qua gần 6 thế kỷ, danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử và danh thắng.
MK