Sự huyền bí của loài cây bẫy ruồi Venus
Cập nhật lúc 23:56, Thứ năm, 30/03/2017 (GMT+7)
Bạn đã bao giờ nghĩ cây có thể ăn thịt chưa? Thông thường cây lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm, khoáng chất dưới đất và quang hợp từ ánh sáng mặt trời. Nhưng đặc biệt lại có những cây chuyên lấy khoáng chất không phải từ đất mà bằng cách bẫy và ăn thịt động vật. Điển hình là cây bẫy ruồi Venus với tốc đọ bắt con mồi khá nhanh. (Venus, cây ăn thịt, Dionaea muscipula, enzyme, cây bẫy ruồi Venus)
(BVPL) - Bạn đã bao giờ nghĩ cây có thể ăn thịt chưa? Thông thường cây lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm, khoáng chất dưới đất và quang hợp từ ánh sáng mặt trời. Nhưng đặc biệt lại có những cây chuyên lấy khoáng chất không phải từ đất mà bằng cách bẫy và ăn thịt động vật. Điển hình là cây bẫy ruồi Venus với tốc độ bắt con mồi khá nhanh.
Cây bẫy ruồi Venus (Dionaea muscipula) là một trong số ít các cây bắt mồi có thể di chuyển đủ nhanh để tóm gọn các côn trùng và đôi khi cả những động vật có vú nhỏ để tiêu hóa.
Với bắt ruồi Venus, con mồi được giới hạn là bọ cánh cứng, nhện và động vật chân đốt bò khác. . Cấu trúc bẫy của nó được hình thành bởi phần cuối của mỗi lá cây và được kích hoạt bởi các sợi lông nhỏ trên bề mặt bên trong của. Khi một con côn trùng hoặc nhện bò dọc lá tiếp xúc với lông nhỏ, cái bẫy khép lại nếu một sợi lông khác nhau được tiếp xúc trong vòng hai mươi giây của đợt tấn công đầu tiên. Yêu cầu kích hoạt dư thừa trong cơ chế này có vai trò như là một biện pháp tự vệ chống lại một sự lãng phí năng lượng trong các đối tượng bẫy không có giá trị dinh dưỡng.
Khi con mồi không thể trốn thoát, nó sẽ tiếp tục kích thích bề mặt bên trong của các thùy, và điều này gây ra một phản ứng tăng trưởng hơn nữa buộc các cạnh của các thùy với nhau, cuối cùng niêm phong kín mít cái bẫy và tạo thành một "dạ dày" trong đó tiêu hóa xảy ra. Tiêu hóa được xúc tác bởi các enzyme được tiết ra bởi các tuyến trong thùy.
Cây bắt ruồi Venus phát triển mạnh trên đất bạc màu vì chúng có thể thu thập thêm các chất dinh dưỡng từ thịt côn trùng và nhện. Những chiếc lông nhỏ bé trên các bẫy giống như vỏ sò của chúng khiến bẫy sập lại khi kích hoạt. Các enzym sau đó tiêu hóa con mồi và quá trình này mất tới vài ngày.Ngoài các xúc tu màu hồng sáng, cây gọng vó còn sản sinh ra những bông hoa nhỏ màu trắng.
Dù ở VN từ hơn 10 năm trước, nhưng khoảng 1, 2 năm gần đây, các loài cây ăn thịt mới được nhiều người chơi cây cảnh yêu thích. Họ thường nói vui rằng: “Một con ruồi vo ve quanh một loài cây kỳ lạ này, chỉ lỡ sơ sẩy , mấy cảnh giác chút thôi là bị tóm gọn. Một lúc sau, lá cây mở ra và con ruồi đã biến mất vì cái cây đã ăn thịt nó!”. Nhưng nhiều người còn chưa nhận thức được rằng, trong quá trình tiêu hoá con vật, loại cây này sẽ thải ra một số chất có hại. Những chất đó dùng để tiêu hoá con vật mà chúng đã “ăn thịt” nên cần oxy. Vì thế, lượng oxy thải ra không nhiều như cây thực vật quang hợp bình thường. Chất mà “cây ăn thịt” thải ra trong quá trình tiêu hoá, tuỳ từng loại côn trùng mà nó ăn vào, sẽ gây hại cho con người. Khi tiếp xúc với những chất này, tuỳ cơ địa của từng người, có thể gây ra dị ứng. Những người không chịu được hương, phấn cây sẽ bị dị ứng, mẩn ngứa khắp người. Hơn nữa, trong quá trình tiêu hoá côn trùng, cây sẽ thải ra chất ảnh hưởng đến môi trường, nhất là khi để trong nhà.
Cho đến nay, loài cây bắt mồi vẫn còn một vài bí ẩn mà con người không thể biết đến.
Anh Thư
.