leftcenterrightdel
 Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng (phải) và Nhà văn Dương Thanh Biểu – đều là Người lính cùng trên chiến trường khi xưa.

Trước khi trở thành một Nhà văn sinh hoạt ở Hội nhà văn Việt Nam, Dương Thanh Biểu có một bề dày thành tích và trình độ chuyên môn cao. Ông nguyên là Đại đội trưởng Đại đội 1, chủ công của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 28, sư 10 Quân đoàn 3, chỉ huy đơn vị chiến đấu dũng cảm và bị thương nặng, phải chuyển công tác sang ngành Kiểm sát. Tại đây, Dương Thanh Biểu đã phấn đấu tu dưỡng và trở thành Kiểm sát viên cao cấp của ngành, từng nắm giữ chức vụ Phó viện trưởng VKSND tối cao.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao tặng hoa chúc mừng Nhà văn Dương Thanh Biểu.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Dương Thanh Biểu được học đến Tiến sĩ. Sau khi nghỉ hưu, ông trở thành Nhà văn và cho ra đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Tiểu thuyết “Lộ diện” là tác phẩm văn học thứ 10 của ông được Hội nhà văn Việt Nam ghi nhận và cho xuất bản với số lượng lớn. Nói về cuốn tiểu thuyết này, PGS – TS – Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, QĐND Việt Nam chia sẻ:

“Cuốn sách đã phản ánh hiện thực cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội tham nhũng, tiêu cực đang diễn ra vô cùng cam go, phức tạp. “Lộ diện” đã tái hiện những thói hư tật xấu, những mánh mung, mưu mô xảo quyệt, lối sống sa đọa, hư hỏng, vô luân, vô pháp, chạy theo đồng tiền, bất chấp luân thường đạo lý của một số quan chức từ nhỏ đến lớn. Khoác lên mình áo “hồng bào” quan cách mạng, lúc nào cũng lớn tiếng rao giảng đạo đức giả. Thông qua đây, tiểu thuyết “Lộ Diện” nhằm dự báo cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta phát động đã và đang diễn ra phức tạp nên mọi cấp, mọi ngành và cả hệ thống chính trị cần phối hợp chặt chẽ để đấu tranh không khoan nhượng với loại tội phạm này”.

leftcenterrightdel
 Đại biểu tham dự chia sẻ niềm vui cùng tiến sĩ Dương Thanh Biểu tại buổi lễ ra mắt tiểu thuyết "Lộ Diện".

Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng cảm nhận thêm: “Lộ Diện” cũng đã tái hiện những sự kiện và con người trong các cơ quan tư pháp nói chung và ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng đang phối hợp chặt chẽ, đấu tranh với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm tham nhũng, tiêu cực. Tôi cũng đọc nhiều câu chuyện về tư pháp trên các sách báo mang tính giật gân, câu khách nhưng đọc xong, không để lại dấu ấn vì rất tẻ nhạt. “Lộ Diện” là câu chuyện đánh án do những cán bộ trong ngành Kiểm sát thực hiện cũng khá gay cấn, căng thẳng, ly kỳ. Nhưng điều làm tôi rất chú ý, những cán bộ này đã thể hiện ý chí, nghị lực, không quản hiểm nguy, quyết đi đến tận cùng để vạch trần cái ác, cái xấu, cái tiêu cực và không làm oan người vô tội. Dưới ngòi bút của nhà văn Dương Thanh Biểu, đội ngũ cán bộ Kiểm sát đã thể hiện phẩm chất nhân văn, hết lòng yêu ngành, yêu nghề, yêu gia đình và yêu đồng nghiệp. Cho nên, đọc “Lộ Diện” kể về vụ án nhưng không xơ cứng, ngược lại rất thấm đẫm tình yêu thương ngọt ngào.

Tiểu thuyết “Lộ Diện” đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng, các thế lực “giặc nội xâm” hay “giặc ngoại xâm”, dù trăm mưu ngàn kế, dù gian xảo, quỷ quyệt đến đâu cũng bị lực lượng cách mạng đánh bại, buộc chúng phải “Lộ Diện” và chung số phận bị tiêu diệt, triệt phá. Lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm là bộ máy chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật trung thành, tận tụy, liêm chính và kiên quyết đang ngày đêm phấn đấu nhằm bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Tôi nghĩ đó là giá trị to lớn mà cuốn tiểu thuyết “Lộ Diện” của nhà văn Dương Thanh Biểu đã đề cập.

leftcenterrightdel
 Đại biểu tham dự buổi lễ ra mắt cuốn tiểu thuyết "Lộ Diện".

Trong một buổi tặng sách tại trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, tác giả “Lộ Diện” từng nói rõ, đọc sách là để xây dựng, hoàn thiện kỹ năng làm người, đó là cho kiến thức, tăng cường phương pháp tư duy, phân tích, mở rộng vốn từ ngữ, cải thiện trí nhớ, hoàn thiện kỹ năng viết và tạo lối sống lành mạnh. Ông luôn coi đó là kim chỉ nam để làm động lực viết ra nhiều tác phẩm mới phù hợp với thực tế. Ngoài các cuốn sách viết riêng về công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, TS –  Nhà văn Dương Thanh Biểu còn được Lãnh đạo VKSND tối cao giao nhiệm vụ làm cố vấn các bộ phim “Sinh tử” và “Hành trình công lý”, hết sức có ý nghĩa về hình ảnh đẹp của người cán bộ Kiểm sát trên các phương tiện truyền thông.

Sự ra đời của tiểu thuyết “Lộ Diện” là thành công bước đầu về mặt tuyên truyền, phổ biến các vụ án lớn và công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Cuốn sách gần 290 trang và 16 chương đều là những câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn, khiến độc giả lúc xem hết chương này lại muốn đọc liền sang chương khác. Hi vọng rằng, với sự đồng hành của NXB Hội nhà văn cùng giới chuyên môn, cuốn sách sẽ được đông đảo quần chúng nhân dân đón chào và ghi nhận, lan toả một cách sâu rộng và có ý nghĩa.

PV