leftcenterrightdel

 Tháp Nhạn được xây dựng trên Núi Nhạn, ở độ cao 64 m, ngay trên bờ sông Đà Rằng, phía Nam thành phố biển Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ X đến XIII. Theo sử sách ghi lại, tháp được dựng lên từ vào thời chúa Nguyễn Hoàng khoảng từ năm 1578 - 1580. Kiến trúc của Tháp Nhạn gồm ba phần theo quan niệm của người Chăm, đó là: Trần tục, tâm linh và thần linh.

leftcenterrightdel

Tháp có hình tứ giác mỗi cạnh dài 10 m với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ. Chiều cao toàn bộ của Tháp khoảng 23,5m. Bên trong tháp có bệ thờ bằng sa thạch, được đánh giá là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, một trong rất ít bệ thờ còn lại trong kho tàng di sản điêu khắc Chămpa.

leftcenterrightdel
 Hệ mái của tháp Nhạn gồm nhiều lớp xếp theo tầng, thu nhỏ dần khi lên cao. Bốn mặt của mỗi tầng đều có cửa sổ giả với vòm hình lá đề.
leftcenterrightdel
 Trên đỉnh tháp là hình tượng linga bằng đá được điêu khắc công phu, cùng với yoni, là những những linh vật theo tín ngưỡng người Chăm. Tháp Nhạn cũng là một trong số rất ít tháp Chăm còn hoạt động tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na. 
leftcenterrightdel

Cửa và mặt chính của Tháp quay về hướng Đông, hình vòm chóp, xây giật cấp, trụ và xà ngang của cửa được làm bằng đá...

leftcenterrightdel
...Ba mặt còn lại đều có trang trí hoa văn và tạo hình các cửa giả.  
leftcenterrightdel

Vật liệu xây dựng tháp chủ yếu bằng gạch có kích thước (dài, rộng, dày) trung bình 40 cm x 20 cm x 8 cm, được xếp liền khít nhau, không có dấu hiệu của mạch hồ. Theo nghiên cứu, loại gạch này xốp, có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.

leftcenterrightdel

Dưới gốc cây hoa mua cổ thụ thân gỗ còn ẩn chứa nền móng kiến trúc chưa được khai mở. Những dấu tích ở núi Nhạn cho biết, xưa kia từng có một quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa rất lớn tại đây. 

leftcenterrightdel

Sự tàn phá của thời gian và chiến tranh khiến nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, nhưng nhờ được sự trùng tu, tôn tạo, đặc biệt là đợt trùng tu năm 1994 giúp di sản được phục dưng cơ bản nguyên gốc.

leftcenterrightdel
 Phần trùng tu (phẳng) được thi công bảo đảm tách bạch và có thể phân biệt với  phần nguyên gốc (thô nhám). 
leftcenterrightdel

Sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đã tạo cho Tháp Nhạn một dáng vẻ vừa vững trãi, vừa thanh thoát, tinh tế. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 16/11/1988.

leftcenterrightdel

Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu, môt điểm đến lý thú của tỉnh Phú Yên. 

leftcenterrightdel

Đứng dưới chân Tháp Nhạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố biển Tuy Hòa, phía Bắc là núi Chóp Chài sừng sững,...

leftcenterrightdel

...Phía Đông Nam là dòng sông Đà Rằng uốn khúc mềm mại, ôm những làng mạc, phố xá. Biển xanh bình lặng và gió lộng.

leftcenterrightdel

Vào các dịp lễ tết hàng năm, khu vực tháp Nhạn thường được chọn để tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí. Điển hình, vào các ngày 21 - 23 tháng 3 âm lịch, nơi đây tổ chức Lễ hội vía Bà nhằm tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu Thiên Y A Na đã cứu dân độ thế. Dịp rằm tháng Giêng âm lịch, tháp Nhạn là nơi diễn ra Hội thơ Nguyên tiêu, thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa về dự. 

go topNguyễn Huân