leftcenterrightdel
Lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An tặng hoa chúc mừng Nhà trường nhân Lễ khai giảng năm học mới 2023 – 2024. Ảnh do Nhà trường cung cấp.

Học sinh là con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đều có việc làm và thu nhập ổn định tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong khu vực, đặc biệt ở các nghề là thế mạnh đào tạo của trường như: hàn, điện, may... Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 6 nghề trình độ trung cấp, 10 nghề trình độ sơ cấp, trong đó có 3 nghề trọng điểm cấp quốc gia, gồm: nghề điện, hàn và nghề may thời trang. Học sinh học tập, đào tạo nghề tại nhà trường được miễn, giảm học phí theo Nghị định số 81 và Quyết định số 53 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp học nghề trung cấp, cao đẳng nội trú. Sau 15 năm đi vào hoạt động, nhà trường đã đào tạo, liên kết, phối hợp, hỗ trợ đào tạo cho trên 16.900 lao động. Trong đó, trình độ trung cấp trên 4.800 học sinh; trình độ sơ cấp trên 12.000 học viên.

leftcenterrightdel
 Học sinh nghề May tại giờ học thực hành tại Trường. Ảnh do Nhà trường cung cấp.

Thầy Lê Văn Tuấn - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú Nghệ An cho biết, nhà trường luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ với chủ trương nhất quán là phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, tăng thu nhập cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số … góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ vậy, cơ sở vật chất của Nhà trường đã được củng cố từng bước chuẩn hoá, đáp ứng yêu cầu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt, duy trì ổn định các nghề đào tạo là thế mạnh của trường, nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý đào tạo, mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo…

Để thu hút học sinh người dân tộc thiểu số vào học nghề góp phần đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân ở vùng miền núi, Nhà trường đã phối hợp với các huyện, xã, các phòng Giáo dục – Đào tạo, các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở trong vùng tổ chức các hội nghị phân luồng hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh, tuyên truyền về chế độ, chính sách học nghề, cung cấp các thông tin về ngành nghề đào tạo để người học biết, chọn nghề học phù hợp. Bên cạnh đó, nhà trường tiếp tục chỉnh sửa chương trình phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, bổ sung mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học theo quy định của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội. Đồng thời, chủ động trong việc phối hợp với các doanh nghiệp, gia đình học sinh ký cam kết 3 bên (Gia đình - Nhà trường - Doanh nghiệp) để giải quyết việc làm cho học sinh sau khi ra trường. Thời gian qua, nhà trường đã xây dựng thành công mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho học sinh đi thực tế, thực tập. Kết thúc khóa học tỷ lệ học sinh có việc làm chiếm trên 87%  với mức lương từ 7-12 triệu đồng/tháng ... Trường cũng thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề hệ sơ cấp dành cho lao động là người dân tộc thiểu số, qua đó giúp người dân nâng cao kỹ năng sản xuất và tăng thu nhập cho gia đình.

leftcenterrightdel
 Học sinh trung cấp của Trường sau tốt nghiệp làm việc tại Doanh nghiệp. Ảnh do Nhà trường cung cấp.
Không chỉ chú trọng mục tiêu đào tạo kiến thức, với đặc thù hầu hết học viên đều là con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở nội trú, Nhà trường còn xác định trở thành “ngôi nhà thứ hai” của các em. Vì vậy, các chế độ chính sách đối với học sinh, sinh viên được quan tâm thực hiện đúng quy định. Học sinh nội trú được đảm bảo về chế độ trợ cấp, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế học đường, an ninh trật tự... Ngoài ra, các em còn được tham gia các hoạt động nội trú, ngoại khóa hữu ích nhằm trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng mềm như: Tham gia các lớp kỹ năng sống về an toàn giao thông, chống bạo lực học đường, lớp ngoại khoá về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, thi đấu thể dục thể thao, văn nghệ, làm sạch - xanh môi trường giáo dục… Các hoạt động này đã giúp cho các em học sinh cảm giác thoải mái, yêu thích môi trường nơi các em đang sống và học tập; tạo được tâm lý yên tâm cho phụ huynh khi gửi con tại nhà trường; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng.
leftcenterrightdel
  Sản phẩm của học viên lớp sơ cấp nghề Đan lát thủ công. Ảnh do Nhà trường cung cấp.

Chính nhờ có nhiều đổi mới trong công tác tuyển sinh, đào tạo, giải quyết việc làm của nhà trường và sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Trong năm học này, Nhà trường đã tuyển mới 1.425/1.175 chỉ tiêu, đạt 121,3% chỉ tiêu tỉnh giao (Trong đó:  trình độ Trung cấp: 595/555 chỉ tiêu đạt 107,2%).

leftcenterrightdel
 Chương trình ngoại khóa sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh tại Trường. Ảnh do Nhà trường cung cấp
 

Từ sự nỗ lực không ngừng, Nhà trường đã khẳng định được vị trí, sự tin cậy của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn và các khu vực lân cận. Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghệ An được đánh giá là nơi đào tạo nguồn nhân lực lao động có tay nghề cao ở các huyện miền Tây Nghệ An tạo nên sự khởi sắc trong công tác đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân./.

PV