Không cho thí sinh rút hồ sơ
Cập nhật lúc 16:36, Thứ năm, 25/08/2016 (GMT+7)
Ngày 24-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố công khai thông tin xét tuyển bổ sung đợt 1 của 147 trường ĐH, CĐ với cả trăm nghìn chỉ tiêu. Trong số này, có không ít trường trường quân đội, công an. (xét tuyển, rút hồ sơ, xét tuyển nguyện vọng, Bộ GD-ĐT)
Ngày 24-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố công khai thông tin xét tuyển bổ sung đợt 1 của 147 trường ĐH, CĐ với cả trăm nghìn chỉ tiêu. Trong số này, có không ít trường trường quân đội, công an.
Việc các trường công an, quân đội thông báo xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung đã khiến nhiều thí sinh tìm mọi cách rút hồ sơ ở trường đã trúng tuyển NV 1 để nộp vào các trường này. Lãnh đạo các Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Ngoại thương… đều cho biết trong hai ngày qua có hàng chục trường hợp thí sinh và phụ huynh đến trường xin rút hồ sơ để nộp vào trường khác.
Tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh Nguyễn Khương Duy, huyện Lục Nam, Bắc Giang đã khiến nhà trường rất khó xử khi đòi rút hồ sơ để nộp vào Học viện kỹ thuật quân sự. Năm 2015, Duy thi vào trường này nhưng không đỗ (chỉ đạt 24,75), nên năm nay quyết định nộp hồ sơ vào đây. Tuy nhiên, do tiếp tục không đỗ NV1 vào học viện (năm nay thí sinh vẫn chỉ đạt 24,75 điểm) nên em đã nộp hồ sơ vào trường thứ hai là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành Kỹ thuật hạt nhân. Bất ngờ, ngày 22-8, Học viện Kỹ thuật quân sự thông báo tuyển bổ sung tới 560 chỉ tiêu nên Duy muốn rút lại giấy chứng nhận kết quả thi để nộp hồ sơ tuyển bổ sung vào trường bấy lâu nay em theo đuổi. “Nếu trường không cho em rút giấy chứng nhận kết quả thi thì em cũng không nhập học vì ngành Kỹ thuật hạt nhân không phải là ngành em yêu thích” - Duy cho hay.
Tương tự trường hợp của thí sinh Duy, nhiều thí sinh có mức điểm khá cao, từ 23-24 điểm trở lên, cũng đã tới Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương… để xin rút lại giấy chứng nhận điểm thi THPT đã nộp trước đó.
Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói thêm, các trường hợp thí sinh xin rút hồ sơ đều không được giải quyết. Theo ông Điền, dữ liệu của thí sinh Bộ GD-ĐT quản lý, không phải các trường, khi thí sinh đã nộp phiếu chứng nhận kết quả, các trường đưa thông tin đó lên phần mềm xét tuyển của bộ, lập tức mã đăng ký xét tuyển của thí sinh bị vô hiệu hóa, thí sinh không còn được đăng ký bất cứ một trường ĐH nào nữa. Ông Điền cũng nói thêm, quy định thí sinh phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi trước khi nhập học đã khiến thí sinh không có lựa chọn, cân nhắc.
Cũng theo chuyên gia này, hồ sơ ảo không chỉ tác động đến các trường mà còn tác động trực tiếp đến thí sinh, thậm chí ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh nhiều hơn các trường. Chính vì ảo quá nhiều mà những thí sinh lẽ ra trúng tuyển thì không có chỗ, còn những thí sinh điểm cao thì lại không học như sự việc các thí sinh đòi rút hồ sơ để nộp vào các trường quân đội vừa rồi.
Ông Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho rằng năm nay, Bộ GD-ĐT quy định thí sinh không được rút hồ sơ ra, nộp hồ sơ vào. Do đó, nếu một thí sinh được phép rút ra, toàn bộ hệ thống dữ liệu sẽ bị xáo trộn, không kiểm soát được.
Theo Người lao động
.