Cho rằng con mình là giỏi nhất, kể lể công lao, chăm sóc con một cách thái quá… là những kiểu động viên gây áp lực cho trẻ mà không ít phụ huynh áp dụng trong mùa thi cử.
 


Với bố mẹ Hảo, chỉ có một cách để em trả nổi công lao đó là phải đỗ đại học. Còn không thì chẳng những phụ công sức đó mà còn làm bố mẹ ê chề, mất mặt.

Một học sinh khác đến từ Trường THPT Lê Quý Đôn chuẩn bị thi vào đại học lại ám ảnh mỗi khi tới bữa ăn. Cho dù nhiều tháng nay, này nào mẹ em cũng tỉ mỉ chuẩn bị từng món ăn, toàn đặc sản được người mẹ tìm hiểu là để thông minh, tăng trí nhớ…

“Không chỉ ngán mà em hoảng nhất là mỗi khi bê đồ ăn vào tận bàn học, mẹ luôn kèm lời nhắn nhủ: “Mẹ chăm thế này, mỗi việc thi mà không đỗ thì còn làm được gì”, cậu học trò nghẹn ngào.

Bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con, dốc hết tất cả vì con, mỗi đứa trẻ cũng cần biết điều này. Tuy nhiên, sự kể lể, than vãn không khác nào phụ huynh đang dùng tình thương, trách nhiệm của mình để đòi hỏi và “mua chuộc” sự trả công từ con trẻ.

Thay vì khích lệ thật sự, các chuyên gia tâm lý cho hay, phụ huynh dễ gặp lỗi dùng những lời lẽ, cách thứ họ nhầm tưởng là động viên nhưng lại chứa đựng sự hù dọa như con phải đỗ bằng được, không đỗ thì ê mặt bố mẹ, đỗ rồi thích gì bố mẹ cũng chiều… Điều này vô tình đẩy tre vào thế không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thi đỗ.

Bố mẹ quá chú trọng đến việc dạy con phải chiến thắng mà quên mất việc giúp con vượt qua thất bại cũng quan trọng không kém. Đó cũng là lý do khi kết quả thi không ưng ý, các em có những hành vi tiêu cực để trốn tránh.

Sự quan tâm của gia đình đối với việc học con cái là cần thiết nhưng theo cô Đàm Lê Đức, phó hiệu trưởng Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng là phải phù hợp. Còn nếu không, trẻ đang mất đi động lực học tập cho bản thân mà các em nghĩ rằng mình đang học, đang thi cho bố mẹ.
 

Theo Dân trí

.