Với mỗi người, ai cũng mang trong mình hình ảnh tốt đẹp về người thầy tôn kính. Họ có thể là một thầy giáo làng tận tụy và trăn trở với nghề, một thầy giáo khiếm thị vượt lên số phận để tiếp sức cho những em có hoàn cảnh giống mình, cũng có thể là những quản giáo ở trường giáo dưỡng, những cô giáo ở các lớp học tình thương… Tất cả đều vì mục đích dạy bảo, uốn nắn những học trò của mình nên người, sống có ích cho xã hội.

 


Mỗi lớp khiếm thị ở trung tâm có khoảng 5-10 em. Có em bị mù hoàn toàn, có em mắt bị đục, nhìn thấy mờ mờ phải đeo kính dày đến 1cm và khi đọc thì phải đưa cuốn vở sát mặt mới thấy được. Mỗi em một hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều muốn học chữ, muốn trở thành người có ích cho xã hội. Học sinh của lớp khiếm thị nhiều em còn mang thêm những chứng bệnh quái ác khác, như động kinh… Do đó, trước mỗi buổi học, các thầy thường hỏi thăm tình hình sức khỏe của những em đó, rồi mới bắt đầu bài học.

Thầy Thành cho biết, sau mỗi buổi học, thầy thường kể cho các em học sinh nghe một câu chuyện về tình yêu thương con người mà thầy tìm được trên mạng, để giúp các em có thêm niềm tin vào cuộc sống. “Tháng 5 vừa rồi, Nick Vucijic đến giao lưu ở Việt Nam, tôi đã tìm hiểu và kể câu chuyện về cuộc đời anh ấy cho các học sinh của tôi nghe. Em nào cũng muốn sau này mình được như Nick, trở thành biểu tượng về nghị lực sống của người khuyết tật. Tôi luôn động viên các em phải cố gắng học thật giỏi, bù đắp những khiếm khuyết cơ thể bằng kiến thức và vẻ đẹp của tâm hồn” - thầy Thành bộc bạch.

Không chỉ là người đứng lớp, thầy Thành và thầy Sim còn là người anh, người cha của những em nhỏ có gia cảnh khó khăn. Khi có em nào nghỉ học nhiều, các thầy lại trực tiếp đến nhà của từng em hỏi thăm gia đình, thuyết phục cha mẹ để các em được đi học. Các thầy đã lấy ngay chính bản thân mình để làm minh chứng cho nhiều bậc phụ huynh thấy rằng, người khuyết tật vẫn có thể thành công khi nỗ lực hết sức mình.
 

Theo Báo Đồng Nai

.