Mấy ngày gần đây, mạng xã hội được một phen xôn xao về vụ em họ quỷ quyệt đầu độc chị gái để yêu anh rể ở Thái Bình. Được biết, chất độc mà nghi phạm sử dụng đầu độc chị họ mình chính là hợp chất Natri Xyanua được mua qua mạng.

Đây là vụ đầu độc mang tính chấn động, khi người uống phải ly trà sữa đã bị tử vong chỉ ít phút sau khi nạn nhân trúng độc. Thông tin này hiện nay đang khiến nhiều người hoang mang. Vậy Natri xyanua là chất cực độc nguy hiểm thế nào, làm thế nào để nhận biết và xử lý kịp thời, cứu sống tính mạng của nạn nhân trong tích tắc?

leftcenterrightdel
 Nghi can Lại Thị Kiều Trang.

Hợp chất Natri xyanua là gì?

Theo Wikipedia, Natri xyanua có công thức hóa học: NaCN, là một hợp chất hóa học cực độc. Sự chăm sóc y tế ngay lập tức là cần thiết trong trường hợp ngộ độc xyanua, do nó rất nhanh chóng dẫn tới tử vong. Giống như hợp chất tương tự là Kali xyanua, NaCN có mùi tương tự như mùi quả hạnh, nhưng không phải ai cũng có thể ngửi thấy do đặc điểm di truyền.

Tương tự như Kali xyanua, đây là hợp chất được dùng để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học. Chúng được ứng dụng nhiều trong ngành kim hoàn, trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng.

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên, người trợ giúp cần nhanh chóng đưa người nhiễm độc natri xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Hóa chất này là chất độc có khả năng phản ứng nhanh, trong vòng 2 giờ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tử vong. Những dấu hiệu nhiễm độc hóa chất này cần hết sức lưu tâm để nhanh chóng phát hiện sớm và chữa trị loại bỏ chất độc kịp thời.

Những hợp chất của xyanua nói chung vô cùng nguy hiểm. Khi bị nhiễm độc một lượng lớn, não và tim sẽ bị tổn thương nặng trước khi dẫn đến tử vong.

Sơ cứu khi nhiễm độc Natri xyanua bằng cách nào?

Theo Wikipedia, khi bị ngộ độc Natri xyanua, cần sơ cứu nạn nhân bằng cách cho thở bằng khí oxy. Trong các phân xưởng có sử dụng Natri xyanua, Kali xyanua thường có sẵn bộ cấp cứu trong trường hợp nhiễm độc, bao gồm các chất amyl nitrit, natri nitrit, xanh methylen và natri thiosunfat.

leftcenterrightdel
 Lại Thị Kiều Trang trong một chuyến đi chơi với gia đình anh rể.

Đường glucozơ có khả năng làm chậm lại đáng kể quá trình gây độc của các hợp chất xyanua, đồng thời bảo vệ các tế bào bằng cách tạo liên kết hóa học với Natri xyanua. Tuy nhiên, mọi người cần nhớ rõ glucozơ không có khả năng giải độc khi bị nhiễm độc Natri xyanua.

PGS.TS Phạm Duệ (Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo, khi bị ngộ độc xyanua, người dân không thể tự xử lý mà phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị tích cực và dùng thuốc giải độc. Khi đi cấp cứu, đặt bệnh nhân nằm nghiêng an toàn (nửa người dưới nằm sấp, mặt nghiêng sang một bên) khi bệnh nhân bị co giật. Không để bệnh nhân bị ngã. Không dùng vật cứng chèn miệng nạn nhân co giật mà nên thay bằng vật mềm như khăn…

Theo H.H (Dân sinh)