Nhiệm kỳ 2020 -2025 bộ máy lãnh đạo của tỉnh đã rút kinh nghiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, áp dụng các quy định của pháp luật, từng bước thiết chặt kỹ cương trong quản lý các dự án, đất đai, tổ chức cán bộ...để thực hiện mục tiêu Nghị quyết 58/TW về phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao phó, Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền lực và dân chủ trong việc xây dựng các quyết sách phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Ngày 11/10/2021, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức kỳ họp thứ 3, thông qua và ban hành 54 nghị quyết. Trong đó, có 02 nghị quyết quan trọng, được xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh trong suốt nhiệm kỳ 2020 – 2025, với tổng đầu tư hơn 42.001 tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2025.

Theo đó, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã có Tờ trình số 246/TTr-UBND của UBND tỉnh về việc “Quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2026”. Với, tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 29/2021/QH15, ngày 28/7/2021 và Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 là 42.001,063 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương là 31.795,1 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương là 10.205,963 tỷ đồng.

leftcenterrightdel

Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020, góp phần phát triển Thanh Hóa 

Trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí và thứ tự ưu tiên, phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025, như sau: Vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất điều tiết về ngân sách cấp huyện, cấp xã là 12.791,75 tỷ đồng. Bố trí dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch là 1.100,283 tỷ đồng; đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương là 223,5 tỷ đồng; bố trí vốn cho dự án phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) là 1.384,421 tỷ đồng. Vốn đối ứng cho các dự án chuyển tiếp sử dụng vốn nước ngoài (vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ) và một phần vốn đối ứng cho các dự án khởi công mới sử dụng vốn nước ngoài là 1.300 tỷ đồng. Bố trí vốn để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tỉnh là 2.807,82 tỷ đồng. Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025 là 8.079,661 tỷ đồng. Bố trí vốn cho các dự án khởi công mới và các dự án chuẩn bị đầu tư là 14.313,628 tỷ đồng. Tỉnh Thanh Hóa sẽ bố trí 178 tỷ đồng để hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2022-2026

Cũng tại Kỳ họp thứ Ba, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh đã có Tờ trình số 215 về việc “Đề nghị ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026”. Trong đó, dự kiến kinh phí hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong 4 năm (2022-2025) là 178 tỷ đồng.

Cụ thể: giai đoạn 2022-2026, trên địa bàn tỉnh sẽ thành lập thêm 33 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 1.626ha, tổng vốn đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng. Dự kiến vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các cụm công nghiệp trong giai đoạn này là 155 tỷ đồng. Hỗ trợ đầu tư dự án sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thu hút lao động tại các huyện miền núi là 20 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ dự án sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào các huyện miền núi là 10 tỷ đồng. Hỗ trợ thu hút lao động tại các huyện miền núi là 10 tỷ đồng. Phấn đấu trong giai đoạn 2022-2026 thu hút, tạo việc làm ổn định cho 16.000 lao động tại các địa phương; hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp là 3 tỷ đồng...

Điều đáng nói, mặc dù dịch COVID -19 bùng phát trên diện rộng đã làm trì trệ các hoạt động kinh tế - xã hội toàn quốc nói chung, nhưng kinh tế, xã hội của Thanh Hóa vẫn phát triển ổn định, vấn đề này thể hiện năng lực chỉ đạo của hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hóa “đổi mới, đồng bộ, phù hợp” trong tình hình mới.

Phạm Ngọc