Lai Châu là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam địa bàn nhiều dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, với bản sắc văn hóa đồ sùng đồng và phong phú. Trong những năm qua, với sự quyết tâm cao và sự chỉ đạo từ trung ương đến địa phương, tỉnh đã vẫn nỗ lực trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS, tạo đà cho một Lai Châu phát triển toàn diện, bền vững và giữ gìn bản sắc dân tộc.

Theo báo cáo tổng kết việc thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ III, tính đến nay, Lai Châu có hơn 49 vạn người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 85%. Trong 5 năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đoàn kết, giúp đỡ nhau ổn định đời sống và phát triển sản xuất.

leftcenterrightdel
 Đời sống của đồng bào DTTS và miền núi Lai Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đồng bào tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đoàn kết, giúp đỡ nhau ổn định đời sống và phát triển sản xuất.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS

Với sự đầu tư đúng hướng, Lai Châu đã triển khai nhiều chương trình, chính sách đặc thù đối với đồng bào DTTS. Trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đề án 135 nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đổi mới diện mạo khu vực miền núi.

Từ hệ thống đường giao thông đến các công trình thuỷ lợi thủy điện, trường học, và trung tâm y tế đã được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Tỷ lệ nghèo toàn tỉnh đã giảm đáng kể, cư dân ngày càng được nâng cao về nhà ở, điều kiện học hành và công ăn việc làm

Ngoài ra, Lai Châu đã triển khai hàng loạt các chương trình đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật trong nông nghiệp, giúp người dân vừng vàng vươn lên thoát nghèo bên vững.

Thu nhập bình quân của người DTTS năm 2023 đạt 18,36 triệu đồng/người/năm, tăng thêm 2,84 triệu đồng so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3,93%/năm, đối với các huyện nghèo là 5,7%/năm, vượt nghị quyết đề ra là lần lượt 0,7% và 0,9%/năm. Đến năm 2023, toàn tỉnh còn 25.426 hộ nghèo, chiếm 23,88%, trong đó hộ nghèo DTTS chiếm 28,2%.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã tạo nên nhiều chuyển biến tích cực. Trong giai đoạn I (2021-2025), Lai Châu tập trung đầu tư và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực như: cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp, và an sinh xã hội. Kết quả là 100% xã có đường ô tô rải nhựa hoặc bê tông đến trung tâm, 91% bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa.

Trong lĩnh vực giáo dục, 99,8% trẻ mẫu giáo đến lớp và 99,9% học sinh trong độ tuổi tiểu học đến trường. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 96,5%, dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 99%. Hiện nay, toàn tỉnh có 39/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới; giá trị tổng sản phẩm ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,9%/năm.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Tống Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, các di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch triển khai đồng bộ, hiệu quả. Chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào DTTS trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Vai trò các già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS được phát huy, đã góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Quốc phòng được tăng cường, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường, củng cố vững chắc. Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS được quan tâm, từ tháng 1/2020 đến 30/6/2024 tỉnh đã tuyển dụng 623 công chức, viên chức người DTTS, đạt tỷ lệ 46,3% trên tổng số được tuyển dụng. Đã có 47.268 người là DTTS được hỗ trợ đào tạo… Đồng bào các DTTS trong tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua những khó khăn, thách thức, đóng góp công sức, trí lực, tài sản trong thực hiện chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Đại hội đã đề ra các mục tiêu cụ thể như sau: Phấn đấu thu nhập bình quân người DTTS đạt trên 34 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2 - 3%; phấn đấu 70% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ người DTTS trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và có thu nhập ổn định đạt 58%...

Tham luận tại Đại hội, các đại biểu đã tập trung làm rõ những kết quả đạt được, các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ thiết thực cho đồng bào DTTS tạo đòn bẩy quan trọng giúp đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao sinh kế của Nhân dân vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển.

Gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc

Lai Châu được biết đến như một “kho tàng văn hóa” với nhiều lễ hội truyền thống đồng đầy màu sắc. Tỉnh đã và đang tích cực tổ chức các hoạt động gìn giữ văn hóa truyền thống như lễ hội, trang phục dân tộc, nghề thuật dân gian, nhất là trong bối cảnh nguy cơ mai một do áp lực đô thị hóa và hội nhập.

Các chương trình lễ hội văn hóa các DTTS đã tổ chức thành công, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, các sản phẩm văn hóa như điệu xòe Thái, nghề dệt thổ cắm, và mỹ nghệ truyền thống đã được ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

leftcenterrightdel
 Điệu xòe Thái góp mặt trong các ngày lễ lớn tổ chức tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu.

Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo tồn bản sắc dân tộc giúp đảm bảo tính bên vững trong phát triển toàn diện của tỉnh.

Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hóa dân tộc. Việc kết hợp bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Vai trò của già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS được phát huy, đã góp phần quan trọng trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

An ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quân và dân trong tỉnh luôn chủ động trong việc bảo vệ địa bàn, góp phần tăng cường khả năng phòng thủ và xây dựng khối đoàn kết đồng bào.

Đoàn kết, đổi mới sáng tạo trong bối cảnh mới

Trên chặng đường phát triển, tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo luôn là kim chỉ nam dẫn lối cho Lai Châu. Trong bối cảnh mới với nhiều cơ hội và thách thức, tỉnh đã vận dụng hiệu quả nguồn lực con người và khoa học công nghệ.

leftcenterrightdel
 Khu du lịch sinh thái Ðồi Thông (xã Tả Lèng, huyện Tam Ðường, tỉnh Lai Châu) thu hút đông du khách. Ảnh: Thiện Nguyện

Các mô hình kinh tế nông nghiệp xanh, du lịch sinh thái, và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với đó, tỉnh đã tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nhằm tận dụng tiềm năng địa phương.

Hơn nữa, tỉnh đã đầu tư mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, với nhiều chính sách khuyến học, khuyến tài đến với thanh thiếu niên DTTS.

Với những nỗ lực đã đạt được, Lai Châu đang trở thành điểm sáng trong phát triển vùng DTTS. Tinh thần đoàn kết, đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục là kim chỉ nam giúp tỉnh phát huy mạnh mẽ tiêm năng, để vươn lên tầm cao mới.

Sự phát triển toàn diện, bền vững và gắn liền với bản sắc dân tộc là mục tiêu xuyên suốt, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

Ngọc Anh – Quốc Khánh