Cứ đến ngày rằm tháng Giêng, những dòng họ như Lê Quang, Nguyễn Đình... ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại nô nức như ngày hội. Các gia đình con cháu trong mỗi dòng họ lại biện lễ dâng lên tổ tiên, trong đó không thể thiếu con gà luộc được tạo dáng cầu kỳ và đẹp mắt.

leftcenterrightdel
 Gà cúng như bay trên mâm cỗ.

Ngày rằm tế tổ tháng Giêng ở vùng quê ven biển này luôn là sự kiện lớn, thu hút cả nghìn người ở mỗi dòng họ nơi đây. Trong đó, có nhiều cháu con từ mọi miền đất nước và nước ngoài về tham dự.

Chính lễ, ở từ đường nhà thờ tổ là những mâm cỗ cúng cầu kỳ, đẹp mắt, được đặt cao, với gà cúng tạo dáng bay rất đẹp mắt.

Để làm được gà cúng trong các kiểu dáng bay trên mâm cỗ, là cả một sự kỳ công và kinh nghiệm.

leftcenterrightdel
 Con cháu các dòng họ rất tự hào khi tế tổ với mâm cúng có gà bay.

Ông Nguyễn Đình Chương (SN 1968), người có kinh nghiệm làm gà cúng 20 năm nay cho biết: “Gà phục vụ làm cỗ “gà bay” phải được tuyển lựa kỹ càng, nuôi tại nhà trong vòng 2 năm. Người chọn gà phải thật sự thông thạo để dự tính được gà sau khi tạo thế có đẹp hay không.

Khâu cắt tiết, vặt lông phải hết sức cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến da gà. Gà luộc xong phải giữ được màu sắc sáng đẹp, mào đứng, thân thẳng mới đạt yêu cầu".

Ngoài ra, để có một mâm cỗ cúng đẹp, thì việc trang trí, bày biện mâm cỗ cũng khó không kém. Những người khéo tay, cẩn thận nhất sẽ được chọn để bày mâm cỗ, xếp tầng vật phẩm, trang trí ở từ đường.

Với bàn tay khéo léo, không chỉ gà cúng được tạo hình theo các tư thế mới lạ, con cháu dòng họ còn nghĩ ra những cách bày biện rất độc đáo như gà ngậm hoa, gà đứng trên mình rùa, gà đậu cành đào, cành mai… khiến nhiều người trầm trồ, xuýt xoa.

leftcenterrightdel
 Việc cúng gà trở thành nét đẹp văn hóa nơi đây.

Ông Nguyễn Đình Lịnh - Tộc trưởng họ Nguyễn Đình cho biết: “Chồng cỗ cao, cỗ “gà bay” đã trở thành truyền thống của dòng họ mỗi dịp lễ tết, các ngày rằm quan trọng.

"Năm nay đặc biệt hơn vì nhà thờ họ được khánh thành khang trang, to đẹp, thỏa lòng mong ước của các thế hệ con cháu. Dịp này, có 19 mâm cỗ cao của con cháu nội, ngoại tham gia lễ tế tổ" - Ông Lịch cho biết.

Một người tại dòng họ Lê Quang (xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà) cũng cho biết, truyền thống tạo dáng, trang trí gà để cúng rằm tháng Giêng, trong dịp lễ của dòng họ có từ xa xưa. Nhưng khoảng hơn 10 năm nay phát triển mạnh, trở thành nét đẹp văn hóa với ý nghĩa tấm lòng của con cháu hướng về tổ tiên.

Một sô hình ảnh gà bay trên mâm cỗ:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Mẫn Phong