Mưa lớn, kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ gây ngập sâu, chia cắt nhiều khu vực ở Đà Nẵng. Nước lũ dâng nhanh trong đêm, nhiều người dân trở tay không kịp, chưa thể di tản...
leftcenterrightdel

 Lực lượng cứu hội giăng dây cứu người giữa dòng nước cuốn tại quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng).

leftcenterrightdel

 Mưa lớn liên tục từ đêm ngày 13/10 đến ngày 14/10 khiến nhiều khu vực ở Đà Nẵng ngập sâu trong biển nước. Nước lên nhanh, nhiều người dân không kịp trở tay đành cầu cứu khẩn cấp qua mạng xã hội và các số điện thoại đường dây nóng.

leftcenterrightdel
 Tại nhiều khu vực thấp, vùng trũng sâu ở các quận Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà…, nước lên nhanh, chỉ hơn 1 giờ đồng hồ nhiều tuyến đường đã ngập sâu trong biển nước. 
leftcenterrightdel
 Hầm chui cầu Trần Thị Lý ngập sâu. (Ảnh: ĐC)
leftcenterrightdel
 Nhiều đoạn nước đã quá phần hông của người lớn. Tuy nhiên, vì không có rào chắn cảnh báo của lực lượng chức năng, nhiều xe máy vẫn đi vào hầm rồi bị mắc kẹt, dắt díu rời hầm. (Ảnh: ĐC)
leftcenterrightdel
Một hầm để xe nước đã ngập gần hơn nửa xe. 
leftcenterrightdel
 Tuyến đường ở Đà Nẵng bị ngập sâu trong nước.

Trên mạng xã hội facebook, các trang fanpage chính thức của thành phố như Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng, Thông tin Phòng chống thiên tai Đà Nẵng, Tuổi trẻ Công an TP Đà Nẵng… nhiều người đăng bài viết cầu cứu và để lại thông tin liên hệ để mong lực lượng cứu hộ nhanh chóng tiếp cận và cứu hộ khẩn cấp ở nhiều khu vực như Khu công nghiệp Hòa Khánh, đường Hoàng Văn Thái, khu Khe Cạn….

leftcenterrightdel
 Người dân Đà Nẵng lên mạng xã hội cầu cứu.
leftcenterrightdel
 Đà Nẵng cũng đã công bố danh sách các số điện thoại cần gọi của từng quận trong những trường hợp người dân cần hỗ trợ. 

Ngay trong đêm ngày 14/10, các lực lượng cứu hộ tại Đà Nẵng huy động toàn bộ lực lượng, khẩn trương ứng cứu người dân tại các khu vực bị ngập. Lực lượng cứu hộ tập trung tại khu vực quận Liên Chiểu, Sơn Trà và một số khu vực thuộc quận Thanh Khê để ứng cứu người dân. 

Tại quận Liên Chiểu, nhiều khu vực trũng thấp tạo thành dòng nước chảy xiết, cuốn trôi người, phương tiện. Lực lượng cứu hộ phải giăng dây để đưa người qua dòng nước cuốn.

leftcenterrightdel
 Khuya 14/10, các lực lượng cứu hộ tại Đà Nẵng vẫn đang túc trực xuyên đêm, huy động toàn bộ để ứng cứu người dân tại các khu vực bị ngập. (Ảnh: Tiên sa)
leftcenterrightdel
 Lực lượng cứu hộ tập trung tại khu vực quận Liên Chiểu, quận Sơn Trà và một số khu vực thuộc quận Thanh Khê để ứng cứu người dân. (Ảnh: Tiên sa)
leftcenterrightdel
 Công an phường Hòa Khê cùng Đội Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (Công an quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) và dân quân phường đã giải cứu 4 người dân bị mắc kẹt do nước lên. (Ảnh: Tiên sa)
leftcenterrightdel
 Lực lượng cứu hộ huyện Hòa Vang đang sơ tán dân. (Ảnh: Tiên sa)

Chiều tối ngày 14/10, bão số 5 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau ít giờ mạnh lên thành bão. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19 giờ, tâm áp thấp nhiệt đới đang cách Đà Nẵng - Quảng Nam khoảng 190 km về phía Đông Đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9, di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ khoảng 15km/h.

Dự báo trong đêm nay và sáng mai, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây bắc và suy yếu dần, đến 7 giờ ngày 15-10, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền ven biển khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

leftcenterrightdel

 Nước dâng vào nhà gần 1m. Ảnh Kiều Oanh

leftcenterrightdel
 Đồ đạc nổi lềnh phềnh. Ảnh Kiều Oanh
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Nhiều gia đình khốn đốn phải cầu cứu trong đêm. Ảnh Kiều Oanh

Trước đó, vào lúc 20h30', nước bắt đầu dâng lên tầm 0,5m tại khu vực bùng binh nút giao đường Tạ Quang Bửu và đường dẫn phía Nam hầm Hải Vân. Đến 20h40', lũ quét tràn từ trên núi Hải Vân về trước quảng trường và đường dẫn cầu số 1, số 2 phía Nam hầm Hải Vân với dòng chảy lớn, chảy mạnh vào quảng trường, rất nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông.

Ngày sau đó, đơn vị quản lý đã cho đóng hầm và cử lực lượng cứu hộ cứu nạn chốt trực từ cửa hầm phía Bắc (ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) để hướng dẫn các phương tiện đậu đỗ an toàn trước diễn biến phức tạp của thời tiết.

Để ứng phó với bão số 5, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng yêu cầu UBND các quận, huyện sẵn sàng triển khai phương án phòng, chống áp thấp nhiệt đới, gió mạnh, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất,...; rà soát các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

leftcenterrightdel
 Nước nhấn chìm ô tô trong nhà. Ảnh MXH.

Trong đó, các địa phương cần đặc biệt chú ý người dân sống tại ven sông Yên, Túy Loan, Cu Đê (các xã Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Phú, Hòa Phong) và nhà cửa không kiên cố..., sẵn sàng triển khai sơ tán nhân dân theo phương án đã được phê duyệt; chỉ đạo các lực lượng của địa phương tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường ngập sâu, ngầm, tràn…

Nghiêm cấm người dân và phương tiện không có nhiệm vụ phòng, chống thiên tai đi lại, đánh bắt thủy sản trên sông, vùng trũng thấp, ngập lũ, rừng, núi và các khu vực có nguy cơ sạt lở…

Trước diễn biến của bão số 5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng vừa có công văn cho phép các cơ sở mầm non không nhận giữ trẻ, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên nghỉ học từ ngày 15/10.

Các trường, trung tâm ở địa bàn thấp trũng thường xuyên theo dõi diễn biến bão, mưa lũ để kịp thời thông báo cho học sinh, phụ huynh, giáo viên. Báo cáo cho Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng, UBND quận huyện, chủ động đề xuất phương án cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên nghỉ học phù hợp tình hình thực tế.

 


L.T