Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa là con thứ sáu trong gia đình. Do người Nam Bộ hay gọi theo thứ tự nên dần cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính. Ông sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).

leftcenterrightdel
 Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Bẩy. Ảnh soha.vn

Học hết lớp 3 trường làng, 17 tuổi Nguyễn Văn Bảy trốn nhà gia nhập lực lượng Việt Minh đánh Pháp. Năm 1954, Nguyễn Văn Bảy tập kết ra Bắc. Lúc đầu ở đơn vị bộ binh, năm 1960 có đợt tuyển phi công, Nguyễn Văn Bảy được chọn trong số 10 người của sư đoàn khám sức khỏe để dự tuyển phi công. Năm 1962 ông và là một trong những phi công đầu tiên được cử sang Trung Quốc học lái máy bay chiến đấu. Nhắc về kỷ niệm này, lúc sinh thời ông kể: “Lúc học lái máy bay, tôi còn chưa biết đi xe đạp. Trúng tuyển chuẩn bị ra nước ngoài đào tạo phi công, tôi được đưa lên trường Văn hóa Lạng Sơn của Quân đội. Chỉ trong thời gian rất ngắn, cấp tốc học từ lớp 4 đến lớp 10, cả ngoại ngữ nữa".

Những học viên phi công bắt đầu với Yak-18, rồi chuyển lên MiG-15 và cuối cùng điều khiển bay MiG-17. “Cần 4 năm để huấn luyện, năm đầu tiên học ở Trung Quốc. Ba năm sau thì chuyển sang Liên Xô, chúng tôi học với huấn luyện viên người Nga,” ông Bảy kể. Thông thường trong đào tạo, phi công phải có khoảng 200 giờ bay huấn luyện trước khi xuất kích chiến đấu thực tế, nhưng những phi công đầu tiên của Việt Nam như Bảy, Chao và Hoàng chỉ có khoảng 100 giờ bay với MiG-17.

Nâng đôi cánh đại bàng không hề dễ dàng đối với Nguyễn Văn Bảy. “Tôi bị ốm suốt thời gian đầu luyện tập. Tôi phải cắt nửa quả bóng đá, buộc dây vào nó, và đeo nó quanh cổ khi bay. Bất kỳ khi nào tôi buộc phải nôn, tôi cho ra đầy nửa quả bóng đó,”ông hồi tưởng.

Khi phi công Bảy vẫn đang phải tham gia huấn luyện, 5/81964, lần đầu tiên miền Bắc nước ta bị máy bay Mỹ tấn công. Vào ngày 5/8, có 2 tàu sân bay Mỹ phát động tấn công ven biển, để đáp trả điều vu khống rằng Hà Nội tấn công ngư lôi một tàu khu trục Mỹ đang thu thập tín hiệu tình báo trong Vịnh Bắc Bộ. Không quân Nhân dân Việt Nam tiếp nhận lô 36 máy bay chiến đấu MiG-17 và máy bay huấn luyện MiG-15UTI đầu tiền từ Liên Xô, nhưng nhiều chuyên gia chiến lược khi đó băn khoăn liệu phi công và máy bay cũ hơn có thể chống đỡ những vụ tập kích của Mỹ.

leftcenterrightdel
 Máy bay MiG 17 của Không quân Nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh TL

Năm sau đó, Nguyễn Văn Bảy trở về quê nhà, Không quân Mỹ bắt đầu khởi xướng chiến dịch Đòn sấm sét Liên hoàn, và Không quân Nhân dân Việt Nam điều động chiến đấu cơ MiG đáp trả. Từ tháng 4 đến tháng 12/1965, miền Bắc đối đầu với máy bay Mỹ trong 156 trận chiến đấu tuần vòng (dogfight) và có đến 15 chiến thắng.

Phi công Nguyễn Văn Bảy tham gia chiến đấu lần đầu tiên vào ngày 6/10/1965. Anh bị một tiêm kích F-4 do phi công Dan McIntyre và Sĩ quan Radar đánh chặn Alan Johnson tấn công, phía địch bắn một quả tên lửa AIM-7D về phía chiếc MiG-17 và tin nó sẽ bốc cháy. Ông Bảy nhớ một quả tên lửa phát nổ phía cánh trái máy bay của anh. “Tôi cảm nhận được sức nóng từ vụ nổ. Máy bay hạ độ cao và bắt đầu rung lắc,” người anh hùng kể lại. Anh lập tức trở lại sân bay Nội Bài và đưa máy bay hạ cánh an toàn. Trở lại mặt đất, anh đếm được 82 lỗ đạn trên “đại bàng sắt”.

“Tôi cảm thấy mình như một võ sĩ boxing hạng nhẹ, nhưng đầy tự tin bước lên võ đài và cố gắng hạ đo ván những võ sĩ siêu nặng. Đây không phải một trận chiến đơn lẻ mà có hàng chục trận chiến đấu tuần vòng. Chúng tôi thường phải một chọi với 4 hoặc 5 máy bay địch. Suy nghĩ của chúng tôi là sống sót, không còn gì nữa,” ông chia sẻ.

“Máy bay Mỹ bay nhanh hơn máy bay của chúng ta. Chúng ta buộc họ phải quay đầu. Khi họ quay đầu, tốc độ không thành vấn đề. Chúng ta phải thay đổi tâm vòng chiến đấu và chia cắt đường kính để truy đuổi kẻ thù. Chúng ta phải khéo léo sử dụng một góc thích hợp để cắt vòng và hỏa lực của chúng ta trở nên có hiệu quả,” phi công anh hùng nói về cánh đánh đầy sáng tạo của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Hỏa lực của phi công Bảy bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên vào tháng 4/1965. Khi đó mạng lưới radar cho biết máy bay Mỹ đang tiến đến Bắc Sơn và Đình Ca, lập tức 4 máy bay chiến đấu MiG-17 của Nguyễn Văn Bảy, Lê Huy Chao, Trần Triềm theo sau chỉ huy trưởng Hồ Văn Qúy xuất kích đánh chặn địch. Ngay sau khi xuất kích, bay phải hiện có 8 chiếc F-4. Một máy bay địch bay cách xa đội hình. Nguyễn Văn Bảy chia tách máy bay đó và khóa mục tiêu để nã đạn. "Khi nhìn thấy toàn bộ chiếc F-4 nằm gọn trong kính chắn gió, ba phóng đạn và F-4 rơi. Đây là máy bay Mỹ đầu tiên bị ba bắn hạ,” ông viết thư kể cho con dâu vào năm 2000 khi đó còn là một sinh viên theo học khoa kế toán của một trường đại học ở Hà Nội.

leftcenterrightdel
Anh hùng LLVT, Đại tá Nguyễn Văn Bẩy. Ảnh SGGP 

Nguyễn Văn Bảy kết hôn chỉ sau hơn 1 tuần tìm hiểu. Đám cưới diễn ra vẻn vẹn trong 15 phút. “Tôi cởi vội bộ đồ phi công và khoác nhanh trang phục dân sự, có lễ cưới và chỉ đủ thời gian hút một điếu thuốc. Sau đó, tôi tiếp tục mặc đồ lái và tiếng còi báo động vang lên. Tôi bay chiến đấu trong suốt 12 ngày trước khi gặp lại vợ,” Bảy nói.

Vào mùa Hè năm 1966, Không quân Mỹ thường xuyên tấn công Hà Nội, Cảng Hải Phòng và nhiều trung tâm công nghiệp/quân sự khác nhau ở miền Bắc nước ta,  lúc bấy giờ MiG-21 tham gia chiến đấu. Nguyễn Văn Bảy tiếp tục bắn hạ máy bay địch, một chiếc F-105 vào tháng 6... 

“Người Mỹ được trang bị tốt. Máy bay của họ hiện đại đồng thời nhiều hơn về số lượng. Chúng tôi biết rõ điểm mạnh của họ. Điểm yếu của họ là bay đến từ rất xa. Tất cả họ đều cảm nhận có hàng ngàn con mắt đang dõi theo và hàng ngàn khẩu súng phòng không sẵn sàng bắn hạ máy bay từ mặt đất. Mắt của họ không thể tập trung 100% vào máy bay của chúng tôi. Do đó, chúng tôi thường phát hiện ra họ, trước khi họ nhận ra chúng tôi,” ông phân tích với phóng viên của một tờ báo Mỹ trong cuộc phỏng vấn năm 2018.

Trong 4 tháng đầu năm 1967, Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 3 máy bay Mỹ. Những trận đánh thắng của anh và đồng đội trở thành tiêu đề chính được báo chí quốc tế loan tải. Anh trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Anh rất kính yêu Bác Hồ, và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời anh đến dùng cơm vì thương anh như “thương khúc ruột miền Nam”, có lần lãnh tụ nói với Bảy “các cháu là học sinh chiến sĩ miền Nam, phải học tập rèn luyện thật tốt để trở thành phi công giỏi, chiến đấu giải phóng đất nước, và để còn chở Bác về thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam nữa.” 

 

Anh hùng LLVTND, Đại tá Nguyễn Văn Bảy là một trong 19 phi công Việt Nam đạt cấp ACES (cấp độ bắn rơi 5 máy bay địch trở lên) trong kháng chiến chống Mỹ. Trong hai năm 1966 – 1967, phi công này đã lái chiếc MiG 17 xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 máy bay Mỹ (2 chiếc F-105 và 5 chiếc F-4). Năm 1967, ông được tuyên dương Anh hùng LLVTND Việt Nam. Khi được tuyên dương, ông mang cấp bậc Thượng úy, và là Đại đội phó Đại đội 1 không quân, thuộc Trung đoàn 923, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân.

Sau này ông được thăng quân hàm Đại tá và giữ nhiều chức vụ trong Quân chủng như: Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937, Phó Tư lệnh Sư đoàn 372, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Năm 1975, ông tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như: Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia.

Năm 1989, nghỉ hưu, ông làm Trưởng ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Không quân tại TP HCM. Năm 1990, ông về xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc sống cảnh điền viên cùng gia đình. Năm 2009, gia đình ông chuyển về quê ở ấp Hậu Thành, xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Sau những chiến công lẫy lừng, ông trở về quê nhà và lại là một lão nông đúng nghĩa, ngày ngày vui vầy bên đầm sen, ao cá...


Trúc Phạm