Trả lời:

Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 về việc tặng cho bất động sản:

"1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản".

 Như vậy, việc tặng cho bất động sản chỉ có giá trị pháp lý khi được lập thành văn bản có công chứng chứng thực, việc bố, mẹ chồng chị hứa miệng về việc cho miếng đất này sẽ không là căn cứ xác định quyền của vợ, chồng chị với mảnh đất.

Bên cạnh đó tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 xác định bố, mẹ chồng chị có  quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

 "1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này".

Vì vậy, bố mẹ chồng chị có quyền tách hoặc không tách mảnh đất này để tặng hoặc cho hoặc không cho vợ, chồng chị.

Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:

"...3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này".

Nếu bố, mẹ chồng chị làm giấy tặng cho vợ, chồng chị miếng đất này và được công chứng chứng thực thì vợ, chồng bạn mới trở thành người có quyền sử dụng mảnh đất. Khi chồng chị mất, thì phần di sản của chồng chị trong thửa đất này sẽ được để lại theo di chúc của chồng chị hoặc chia thừa kế theo pháp luật.

Luật sư : Nguyễn Thanh Huyền