Chọn mảnh đất Bình Dương để lập nghiệp, anh Trần Thành Trọng luôn tâm niệm phát triển công ty vững mạnh, sản phẩm làm ra mang tính cạnh tranh cao với hàng ngoại nhập. Chính vì thế, dưới sự lèo lái của anh, Công ty Cổ phần Sáng Ban Mai (TX.Bến Cát) đã sớm vươn lên phát triển mạnh mẽ.


Thành công trên đất mới

Anh Trần Thành Trọng xuất thân từ một làng quê nghèo thuộc huyện Tuy Phước (Bình Định). Học xong ngành cơ điện trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh anh chọn hướng kinh doanh máy phát điện. Từ khởi nghiệp là nhân viên kinh doanh cho một số hãng máy phát điện lớn của nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam, năm 1996 anh cùng các đồng sự bỏ tiền mua máy phát điện từnước ngoài về rồi tháo ra nghiên cứu, tìm hiểu. Từđó, anh đi đến suy nghĩ, Việt Nam hoàn toàn cóthể sản xuất máy phát điện cỡ lớn, tiết kiệm chi phí cho nhàđầu tư vàgóp phần đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa.

Năm 2001, anh Trọng quyết định chuyển công ty về Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 (TX. Bến Cát). Cái khónhất trong kinh doanh khi mới về Bình Dương, theo anh Trọng, làtâm lý chuộng hàng ngoại của khách hàng trong nước, nên dù đãsản xuất được máy phát điện nhưng công ty không dám công khai nhàmáy, công khai thiết bịnhập khẩu vìsợ không cóai mua. Chính vìthế, trong thời gian đầu, thay vìchọn khách hàng làcác cơ quan, doanh nghiệp Nhànước, anh chọn chiến lược kinh doanh làtập trung vào khách hàng tư nhân vànhàđầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bước ngoặt lớn nhất của công ty, theo anh Trọng chính làsự gửi gắm, đặt trọn niềm tin từphía lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Từniềm tin ấy màCông ty Sáng Ban Mai vượt qua các nhàthầu ngoại để trúng thầu gói cung cấp, lắp đặt tổ hợp máy phát điện dự phòng Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương cótrịgiá26 tỷ đồng. Điều đáng nói ởđây làtổ hợp máy phát điện này sử dụng 2 chiếc máy cócông suất lên đến 2.500 KVA và1 máy 1.500 KVA đồng bộ. Đây làloại máy phát điện lớn màchưa ai dám nghĩ Việt Nam cóđơn vịsởhữu được công nghệnày.

Tiếp đó, Sáng Ban Mai đãđón nhận sự tin tưởng của hàng loạt dự án đầu tư khác trong vàngoài nước. Nhờvậy, năm 2014 doanh thu của công ty tăng lên vàđạt 120 tỷ đồng; tính từđầu năm 2015 đến nay, doanh thu công ty khoảng 150 tỷ đồng.

Nâng tầm thương hiệu Việt

Anh Trọng cho biết, trước đây không ai nghĩ Việt Nam sớm sản xuất được máy phát điện công nghiệp. Bởi vậy, khi cónhu cầu, nhàđầu tư trong vàngoài nước phải chịu cái giácao ngất ngưởng khi phải chọn sản phẩm ngoại nhập. Khi đó, dù rất lấy làm tiếc nhưng Công ty Sáng Ban Mai vẫn không tài nào thay đổi được tư duy chuộng ngoại của khách hàng.

“Khi mới thành lập công ty, muốn tồn tại chúng tôi phải sử dụng song hành thương hiệu SBMPOWER cùng với việc làm đại lý cho các thương hiệu máy phát điện ngoại nhập. Bởi cách đây 5 - 6 năm, nhiều người không tin Việt Nam cóthể sản xuất được máy phát điện công nghiệp cỡ vài trăm KVA trởlên”, anh Trọng nhớlại. Tuy nhiên, bằng niềm tin vàmong muốn sởhữu công nghệsản xuất hiện đại, Công ty Sáng Ban Mai dần chế tạo những loại máy phát điện lớn hơn trước. Từkhởi đầu với loại máy 500 KVA, đến nay công ty đãsản xuất được máy phát điện lên đến 2.500 KVA. Đây làmột bước tiến dài về công nghệchế tạo máy phát điện.

Tuy nhiên, tham vọng của anh Trọng không dừng lại ởđó. Năm 2013, công ty đãthành lập chi nhánh ởMyanmar, Lào. Đến năm 2014, công ty thành lập thêm chi nhánh mới ởCampuchia. Còn trong năm nay, công ty quyết định thành lập thêm nhàmáy lắp ráp máy phát điện ởĐức để vươn ra thế giới.

Anh Trọng chia sẻ: “Người Việt Nam thường cósuy nghĩ tự ti, sợ không làm được các máy móc công nghiệp lớn. Tuy nhiên, khi đãdấn thân vào lĩnh vực này mới hiểu được nhiều cái rất đơn giản. Quan trọng làtinh thần dám nghĩ, dám làm. Cách đây vài năm, nhiều người khuyên chúng tôi nên lấy thương hiệu nước ngoài, từcác nước thuộc G7 để dễ cạnh tranh. Nhưng nếu cứ làm như vậy thìViệt Nam không thể cóđược các thương hiệu máy móc công nghiệp. Chính vìthế, dù nhiều lúc gặp khókhăn, cónguy cơ mất hết tài sản, vốn liến tôi vẫn giữ vững lập trường, quyết đi theo hướng tự sản xuất, lắp ráp máy phát điện tại Việt Nam”.

Đến nay, không chỉ chiếm lĩnh được thịtrường trong nước, sản phẩm của Công ty Sáng Ban Mai còn xuất khẩu sang nhiều nước cónền công nghiệp phát triển mạnh như Trung Quốc, Singapore, các nước trong khối Ả-rập… Sự lớn mạnh đókhông chỉ làchuyện kinh doanh màcòn minh chứng cho ý chí tự lập, tự cường vàtinh thần sáng tạo, dấn thân không ngừng nghỉ của Công ty Sáng Ban Mai dưới bàn tay lèo lái của anh Trần Thành Trọng.
 

Theo Báo Bình Dương

.