Mới đây, thông tin bệnh sởi đã gây tử vong cho một người ở độ tuổi 50 ở Hà Nội và gia tăng số lượng bệnh nhân nhập viện trong độ tuổi từ 30-50 tuổi đã gia tăng về lo lắng về căn bệnh này cho mọi gia đình. Có một thực tế đáng lo ngại rằng, bệnh sởi ở người lớn ít được quan tâm do lầm tưởng “chỉ trẻ nhỏ mới mắc sởi”, “bệnh sởi là bệnh con nít”. Thực tế, sởi không chừa một ai và tất cả người trưởng thành chưa từng bệnh, chưa tiêm phòng vắc xin sởi đầy đủ đều có nguy cơ mắc sởi khi tiếp xúc với virus.

leftcenterrightdel
 Bác sĩ CK1 Cao Thị Lan Hương - Trưởng phòng khám Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Tô Hiến Thành  TP HCM thuộc Hệ Thống Y Tế 315

Bác sĩ CK1 Cao Thị Lan Hương - Trưởng phòng khám Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Tô Hiến Thành (TP.HCM) thuộc Hệ Thống Y Tế 315, cho biết: “Sởi là bệnh có khả năng lây truyền cao, ước tính 90-100% người chưa có miễn dịch với sởi khi tiếp xúc với nguồn bệnh đều có thể bị lây. Một người mắc sởi có thể lây cho khoảng 20 người chưa có miễn dịch trong cộng đồng. Bệnh nhân không phát hiện bản thân mắc sởi, vẫn đi làm bình thường hay di chuyển nhiều nơi, làm gia tăng nguy cơ lây lan trong cộng đồng, đe dọa sức khỏe cho nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi mắc các bệnh nền mạn tính”.

Vì sao khi người lớn mắc bệnh sởi cũng nguy hiểm và có khả năng chết người?

Bác sĩ Cao Thị Lan Hương  giải thích thêm: Virus sởi có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch (immune amnesia), khiến người bệnh suy giảm từ 20-70% lượng kháng thể chống lại mầm bệnh khác. Lúc này, hệ miễn dịch “quên” cách bảo vệ cơ thể, dễ bị các bệnh nhiễm trùng khác tấn công. Sự “xóa sổ” này khiến cơ thể mất đi khả năng nhận diện và phản ứng nhanh chóng với các mầm bệnh đã từng gặp, bao gồm cả những bệnh mà người bệnh đã được tiêm chủng trước đó. Lúc này, hệ miễn dịch buộc phải “học lại” cách chống lại các mầm bệnh mà trước đây cơ thể từng có khả năng nhận biết và tiêu diệt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, thậm chí mắc nhiều bệnh, bội nhiễm nguy hiểm, kéo theo nhiều mối đe dọa bệnh tật khó lường.

leftcenterrightdel
 Cha mẹ lưu ý tiêm vaccine cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi đầy đủ để đảm bảo ngăn ngừa nhiều bệnh như Sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, phế cầu, bại liệt… Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng - Tiêm Chủng 315 vận hành cùng Hệ thống nhắc lịch tiêm chủng tự động, giúp trẻ không bỏ lỡ mũi tiêm.

Có đến 40% người bệnh gặp biến chứng do virus sởi, thường xảy ra ở người lớn trên 20 tuổi, người suy giảm miễn dịch, người suy dinh dưỡng hay trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các biến chứng thường gặp của sởi có thể kể đến như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não.

Các biến chứng này có thể kéo dài thời gian bệnh, ảnh hưởng đến dinh dưỡng khiến người bệnh suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng lại là tiền đề cho các bệnh nhiễm trùng phát sinh. Đây là vòng luẩn quẩn của bệnh sởi. Một số biến chứng khác có thể xảy ra như tiêu chảy, nôn ói. Ở thai phụ, bệnh sởi có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm kết mạc, viêm màng não cấp tính và bùng phát lao tiềm ẩn. Nếu mắc sởi trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể bị sảy thai. Nếu tuổi thai lớn, sởi có thể gây sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng ngừa bệnh sởi bằng vắc xin tác dụng đến 98%

Từ năm 1981 đến nay, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã góp phần tăng cường sức đề kháng xã hội, hình thành miễn dịch cộng đồng cho các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ngăn chặn sự lây lan, bùng phát của các bệnh dịch, bảo vệ sức khỏe cộng đồng toàn diện. Trẻ em trong độ tuổi quy định sẽ được tiêm ngừa các loại vắc xin quan trọng, phòng các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến ở trẻ em và lưu hành tại Việt Nam hoàn toàn miễn phí.

Ngược lại, người lớn lại quên mất phải phòng vệ đối với căn bệnh này. Đặc biệt, trong nhà có trẻ nhỏ mắc bệnh, cả nhà tahy nhau chăm sóc mà quên mất nhiều người có bệnh nền không nên tiếp xúc gần.

Trong Hệ Thống Y Tế 315, tại các phòng khám chuyên khoa Nhi Đồng 315, Tiêm Chủng Nhi 315, Phụ Sản 315, Tim Mạch Tiểu Đường 315 có đầy đủ vắc xin ngừa bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, bao gồm: vắc xin sởi đơn liều MVVac (Việt Nam); vắc xin phối hợp 3 trong 1 phòng bệnh sởi - quai bị - rubella Priorix (Bỉ); vắc xin sởi - quai bị - rubella MMR II (Mỹ).

leftcenterrightdel
 Tùy theo lịch sử chủng ngừa của đối tượng tiêm phòng, bác sĩ tại Hệ Thống Y Tế 315 sẽ chỉ định phác đồ tiêm phù hợp.

Bác sĩ CK1 Cao Thị Lan Hương - Trưởng phòng khám Tim Mạch Tiểu Đường 315 chi nhánh Tô Hiến Thành (TP.HCM) thuộc Hệ Thống Y Tế 315, tư vấn: “Tùy theo lịch sử chủng ngừa của đối tượng tiêm phòng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ tiêm phù hợp. Đối với trẻ em sẽ tiêm mũi 1 khi tròn 9 tháng tuổi, mũi 2 cách mũi 1 thời gian 3 tháng, khi trẻ 12 tháng tuổi và mũi 3 lặp lại khi trẻ 4 - 6 tuổi. Trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Phụ nữ cần hoàn thành lịch tiêm sởi - quai bị - rubella trước mang thai 3 tháng để tránh mắc bệnh và truyền kháng thể bảo vệ thai nhi và con ở những tháng đầu đời khi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi. Khi tiêm đủ 2 mũi, vắc xin phòng sởi đạt hiệu quả lên tới 98%.”

Hệ thống Y Tế 315:

Hotline: 0901.315.315

- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health https://www.ivyhealthvn.com/

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Thịnh Đức - Việt Hoa