Nghe theo những lời hứa hẹn “có cánh”, nhiều người đã bỏ ra số tiền lớn để hợp tác kinh doanh với Công ty Thái Tuấn với mong ước được đổi đời.

 


Tuy nhiên, tư vấn viên khẳng định lợi nhuận của Công ty chắc chắn sẽ cao hơn con số đó. Đồng thời, bà Huyền còn “vẽ” thêm rằng, Công ty sẽ trích thêm 30.000 đồng với mỗi hợp đồng 5 triệu đồng được ký cho các “cổ đông” góp 100 triệu đồng.

“Với việc hiện tại mỗi tháng công ty ký được trên dưới 7.000 hợp đồng 5 triệu đồng, “cổ đông” sẽ được chia đều số tiền lên đến 210 triệu đồng”, Huyền khẳng định.

Tuy nhiên, ai sẽ đảm bảo cho con số “7.000 hợp đồng 5 triệu đồng ký mỗi tháng và đang tiếp tục tăng” của Thái Tuấn thì vẫn còn là dấu hỏi lớn.

Chiêu bài không mới

Hình thức huy động vốn của Công ty Thái Tuấn khiến chúng tôi liên tưởng đến các chiêu bài của một số hình thức huy động vốn lãi suất cao rồi tuyên bố phá sản, bỏ trốn với hàng chục, hàng trăm tỷ đồng đã từng diễn ra trước đây.

Điển hình là vụ việc được các phương tiện báo đài phản ánh vào đầu năm 2015 của cặp vợ chồng Nguyễn Thị Thanh M. và Nguyễn Cảnh A. ngụ tại thành phố Vinh (Nghệ An). Với chiêu trả lãi suất cao, cặp vợ chồng này đã dụ dỗ hàng chục hộ dân tại địa phương góp vốn xây dựng và mở rộng đại lý phát triển thương hiệu trên toàn thế giới với số tiền lên đến 140 tỷ đồng.

Sau khi tạo được niềm tin, cặp vợ chồng này cũng thưa dần việc trả lãi và đến tháng 4/2015, vợ chồng ông A. biến mất một cách bí ẩn, ôm trọn số tiền huy động của những hộ dân này.

Quay trở lại trường hợp của Công ty Thái Tuấn, nếu đơn vị này “chẳng may” hoạt động thua lỗ, câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả số vốn đã huy động được?

 

Theo NTD

.