Không chỉ bán Phở 24, Highlands Coffee còn bán gần một nửa giá trị bản thân cho đối tác Philiphines.

 


Để cạnh tranh, Highlands Coffee có những chính sách khá hiệu quả. Lacy tiết lộ: “Chúng tôi muốn mang cà phê tới số đông người tiêu dùng nên giá của chúng tôi thấp hơn 20% so với đối thủ gần gũi nhất. Chúng tôi không tính phí wi-fi. Chúng tôi phục vụ thức ăn khác nhau, âm nhạc khác nhau và không gian khác nhau”.

“Tất cả cà phê mà chúng tôi sử dụng trong hệ thống Highlands đều có nguồn gốc từ Việt Nam. Không đối thủ nào có thể khẳng định cà phê của họ có nguồn gốc duy nhất. Họ mua hạt cà phê từ khắp nơi trên thế giới” - Lacy đề cao thương hiệu cà phê hạt Việt Nam.

Có vẻ như khi sang Philiphines, trong các chiến dịch marketing, Highlands Coffee được gắn chặt với cà phê Việt Nam. Hay nói cách khác, dù hợp tác với người Philiphines thì Highlands Coffee vẫn được xem là thương hiệu Việt Nam.

Điều đó còn được thể hiện rõ nét qua cách bài trí cửa hàng và thực đơn. Trên cửa ra vào, bên cạnh dòng chữ tiếng Anh “Vietnamese Coffe House”, thường có dòng chữ tiếng Việt “Phong vị cà phê Việt”. Trong thực đơn, tên từng loại cà phê cũng được viết bằng tiếng Việt không dấu như “Café nong”, “café sua nong”, “café sua da”,…

Trong nhiều trường hợp, thật xót xa khi chứng kiến thương hiệu Việt thất bại trong liên doanh, bị thâu tóm để rồi biến mất. Nhưng cũng có trường hợp thương hiệu Việt tỏa sáng sau khi bắt tay với đối tác ngoại. Hy vọng Highlands Coffee sẽ là trường hợp thứ hai.
 

Theo Bảo Linh
VTC

.