Hàng loạt ông lớn Nhà nước lắm tài nguyên và lợi thế đang "trông chờ" vào những đồng tiền từ các đại gia tư nhân để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa cũng như thoái vốn ngoài ngành.
 


Với đại gia Jonathan Hạnh Nguyễn - bố chồng của nữ diễn viên Tăng Thành Hà, việc thâu tóm SASCO có lẽ là điều dễ hiểu. Ông trùm trong lĩnh vực hàng hiệu này chắc chắn thấy được tiềm năng của việc kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại sân bay - vốn tạo ra nguồn thu quan trong cho SASCO nhiều năm qua.

Vinatex, thì mang lại giá trị to lớn cho lĩnh vực thời trang và thương mại điện tử mà Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang dày công xây dựng.

Điều quan trọng mà nhiều NĐT trong nước quan tâm: các DNNN như SASCO hay Vinatex... đều sở hữu những giá trị thương hiệu vô hình và quỹ đất rất lớn, một nguồn lực lớn nhiều khi không được tính toán hết được giá trị thực tế. Nhất là khi, các tổ chức tài chính đánh giá DN chủ yếu dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh. Hiện tại, Vinatex có quỹ đất lên tới hơn nửa triệu mét vuông.

Bên cạnh đó, khi trở thành NĐT chiến lược, các đại gia thường đàm phán để có thêm những lợi ích khác trong quá trình điều hành DN. Các điều khoản về giá cả, quyền lợi, trách nhiệm... thông thường không được công bố. Đó là sự thỏa thuận giữa đại diện các DN bán và các đại gia bên mua.

Sự dư thừa đồng tiền giá rẻ trong hệ thống ngân hàng cũng có thể là lý do diễn ra làn sóng các đại gia nội tung tiền khủng mua cổ phần DNNN. Việc nới lỏng các điều kiện thoái vốn theo Quyết định 51/2014 cũng có thể giúp quá trình cổ phần hóa và thoái vốn diễn ra nhanh hơn. Các tập đoàn sẽ không phải chịu áp lực thoái vốn có lời, thoái vốn tối thiểu bằng mệnh giá...
 

Theo Vietnamnet

.