Đây là phiên bản cập nhật, bổ sung, phát triển từ Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) ngành BHXH Việt Nam phiên bản 1.0 (ban hành ngày 28/8/2018).

Nội dung cập nhật, bổ sung chính so với Phiên bản 1.0 gồm:

- Cập nhật các nội dung về định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành, các mục tiêu/định hướng phát triển CPĐT giai đoạn 2020-2025;

- Cập nhật các nội dung Kiến trúc thành phần bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0 trên cơ sở các mô hình tham chiếu được quy định trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0;

- Cập nhật các nội dung về cơ chế chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT; Danh sách các nhiệm vụ và lộ trình triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành BHXH Việt Nam, phiên bản 2.0.

Với những bổ sung, cập nhật đó, Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 được xây dựng nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng CPĐT tại BHXH Việt Nam và làm cơ sở tham chiếu cho Kiến trúc CNTT của BHXH các địa phương; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước của Ngành, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng CPĐT của ngành, hướng tới BHXH số, Chính phủ số và nền kinh tế số.

leftcenterrightdel
 Với những bổ sung, cập nhật đó, Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 được xây dựng nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng CPĐT tại BHXH Việt Nam. Ảnh minh hoạ 

Về mục đích cụ thể, Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 nhằm:

- Xác định bản quy hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam, trong đó có các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần, gắn liền ứng dụng CNTT với các hoạt động nghiệp vụ;

- Định hướng và triển khai tin học hóa quy trình nghiệp vụ trong BHXH Việt Nam một cách có hệ thống và thực thi chương trình cải cách TTHC, nghiệp vụ hành chính theo hướng công khai, minh bạch để thực hiện hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp;

Trong tổ chức thực hiện, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao, Trung tâm CNTT: Cung cấp tài liệu Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 tới các đơn vị liên quan; tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn triển khai, tuân thủ Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0; Tổ chức triển khai Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 theo lộ trình được phê duyệt và đưa vào Kế hoạch ứng dụng CNTT phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành BHXH Việt Nam hàng năm của Ngành; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và đánh giá mức độ triển khai, tuân thủ Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 bảo đảm đúng mục tiêu, nội dung được phê duyệt; Đề xuất, báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, điều chỉnh nội dung Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0 khi có thay đổi về tình hình và yêu cầu thực tế triển khai ứng dụng CNTT phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam tuân thủ triển khai ứng dụng CNTT phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng theo Kiến trúc CPĐT ngành BHXH Việt Nam phiên bản 2.0, định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả các nhiệm vụ được giao về Trung tâm CNTT để tổng hợp trình Tổng Giám đốc.

- Định hình mô hình kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu, tái cấu trúc cơ sở hạ tầng thông tin; Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng các thành phần, HTTT theo điều kiện thực tế;

- Là cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai CPĐT tại BHXH Việt Nam;

- Làm căn cứ đề xuất và triển khai các nhiệm vụ/dự án về ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam; Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan, đơn vị.

Ngọc Anh