Nhiều phương thức thanh toán số đã ra đời và được người dân ưa chuộng
Sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thói quen thanh toán của người dân đã có những thay đổi lớn. Cùng với sự dịch chuyển của người dân, nhiều phương thức thanh toán số đã ra đời và được người dân ưa chuộng sử dụng như: thẻ chip, QR code, ví điện tử… và ứng dụng mobile banking. Kết quả đạt được cho thấy đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các phương tiện điện tử thay thế cho tiền mặt. Đây cũng là một trong các mục tiêu của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam.
Nói về các xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang triển khai ở Việt Nam, PGS.TS Hoàng Xuân Quế - Viện trưởng Viện Tài chính Ngân hàng – Đại học kinh tế Quốc dân cho biết, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của thế giới, tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt. Việc không dùng tiền mặt có rất nhiều lợi ích, rất nhanh chóng, hiệu quả, nâng cao an toàn của cơ quan giám sát. Đại dịch COVID-19 đã là đòn bẩy thúc đẩy nhanh xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn thế giới khi mà mọi người hạn chế tiếp xúc với nhau.
|
|
Toàn cảnh buổi tọa đàm vừa diễn ra tại Hà Nội |
Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Văn Tuyên đánh giá, trong bối cảnh Việt Nam cần phải chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 thì chủ đề của toạ đàm hôm nay là nội dung thiết thực đối với mỗi người dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, hoạt động thanh toán từ người dân, tổ chức, nhất là giới trẻ Việt Nam đã tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới. Các hình thức thanh toán đang được các ngân hàng giới thiệu, dần phổ cập tại Việt Nam: thanh toán bằng thẻ chip phi tiếp xúc (contactless), thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại điểm bán qua mã QR, thanh toán trực tuyến cho dịch vụ số, thương mại điện tử qua NFC, ứng dụng Mobile banking, … kết hợp với các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ như xác thực sinh trắc học bảo mật, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), định danh điện tử (eKYC) an toàn, thuận tiện.
Ông Tuyên cho biết, vừa qua NHNN đã triển khai một số giải pháp thúc đẩy TTKDTM, trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách. NHNN đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hướng tới mục tiêu phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.
NHNN đã chỉ đạo nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán của các ngân hàng đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số để phục vụ thanh toán trực tuyến.
NHNN cũng tiếp tục ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động, như: thanh toán qua QR Code, mã hóa thông tin thẻ (Tokenization), thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), Ví điện tử; phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc tổ chức triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money nhằm thúc đẩy TTKDTM ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, NHNN phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, nhất là thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, thanh toán xuyên biên giới; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong TTKDTM.
Trong bối cảnh Việt Nam cần phải chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 thì chủ đề của tọa đàm hôm nay về tuyên truyền, phổ biến lợi ích của các phương thức thanh toán mới, hiện đại như thẻ chíp, thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán qua mã QR, thanh toán qua Internet, điện thoại di động trở thành nội dung thiết thực đối với mỗi người dân và doanh nghiệp.
Thời gian qua, hoạt động thanh toán từ người dân, tổ chức, nhất là giới trẻ Việt Nam đã tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới. Các hình thức thanh toán đang được các ngân hàng giới thiệu, dần phổ cập tại Việt Nam: thanh toán bằng thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless), thanh toán trực tuyến lẫn ngoại tuyến tại điểm bán qua mã QR, thanh toán trực tuyến cho dịch vụ số, thương mại điện tử qua NFC, ứng dụng Mobile banking, … kết hợp với các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ như xác thực sinh trắc học bảo mật, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), định danh điện tử (eKYC) an toàn, thuận tiện.
Những năm gần đây, thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công được Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tích cực đẩy mạnh triển khai. Một trong những giải pháp quan trọng là việc ra mắt Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức vào ngày 9/12/2019. Theo đó, nhiều nhóm dịch vụ công đến nay đã được triển khai thanh toán bằng các phương thức điện tử đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng cho người dân, thay vì phải đến trực tiếp nộp tiền mặt để nộp các loại thế, phí.
Về phía NAPAS, Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng Giám đốc NAPAS chia sẻ các giải pháp góp phần thúc đẩy thanh toán KDTM trong lĩnh vực dịch vụ công đã được triển khai thời gian qua. Hiện tại NAPAS đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán tới 48 địa phương, 15 đơn vị là các Bộ/Cục/cơ quan cung cấp dịch vụ công để cung cấp dịch vụ dịch vụ thanh toán trực tuyến cho 05 nhóm dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia gồm: nộp bảo hiểm xã hội, thuế bất động sản, nộp phạt vi phạm giao thông, tạm ứng án phí và thanh toán phí, lệ phí. Các phương thức TTKDTM do Napas triển khai gồm Thanh toán qua thẻ chip do các NH phát hành, Thanh toán qua số tài khoản NH và phương thức thanh toán bằng mã VietQR mới được triển khai phối hợp cùng 2 ngân hàng là NCB và Nam Á Bank vào tháng 1 năm nay. Qua đó, Napas mong muốn đem đến sự đơn giản, thuận tiện và an toàn khi người dân tiếp cận, sử dụng thanh toán các loại dịch vụ công tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Thời gian tới, NAPAS sẽ tiếp tục mở rộng triển khai thanh toán nhiều dịch vụ như học phí, viện phí trên Cổng dịch vụ công quốc gia, từ đó nhân rộng mô hình trên nhiều kênh thanh toán khác.
Ngân hàng tạo thuận lợi cho khách hàng giao dịch 24/7
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) Nguyễn Quang Minh cho biết: Thứ nhất, về mặt hạ tầng, Napas luôn có kế hoạch xây dựng, cài đặt hạ tầng thanh toán mạnh và dự phòng tăng trưởng nóng với số lượng giao dịch qua hệ thống của Napas. Hiện nay Napas luôn dự phòng 50% công suất kể cả cao điểm nhất về số lượng giao dịch cũng chỉ chiếm trên 40% hiệu năng thiết kế của hệ thống. Thứ hai, Napas liên tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Về thẻ chip nội địa, Napas đã triển khai bộ sản phẩm thẻ chip nội địa, từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và gần đây là thẻ tín dụng nội địa đáp ứng đầy đủ nhu cầu các KH của các NH về sản phẩm thẻ, phục vụ đề án chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip của NHNN.
Ông Minh cho biết thêm, Napas liên tục phát triển các loại giao dịch thẻ hỗ trợ cho các loại hình giao dịch trả góp, giao dịch thanh toán nhanh để đáp ứng đa dạng ứng dụng trong hệ sinh thái thẻ chip. Thời gian qua, Napas cũng chú trọng phát triển thẻ chip đa ứng dụng, tức là trên 1 con chip vừa có thể chạy ứng dụng của ngân hàng vừa chạy ứng dụng của các lĩnh vực khác như giao thông, y tế, bảo hiểm. Vừa qua Napas phối hợp Vinbus cho ra mắt hệ thống thẻ vé thông minh trên xe buýt điện của Vinbus. Như vậy, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán thay cho vé thé buýt theo công nghệ truyền thông trước đây. Về hệ sinh thái thẻ chip, Napas tiếp tục đa dạng hóa và củng cố ứng dụng để góp phần đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân.
|
|
Một quầy giao dịch trong hệ thống Agribank |
Một phần rất quan trọng là mạng lưới chấp nhận thanh toán. Từ trước đến nay, mạng lưới chấp nhận thanh toán mặc dù cũng có tăng trưởng nhưng so với tiềm năng nhu cầu của thị trường hơn 100 triệu dân thì hạ tầng thanh toán cũng đáp ứng chưa thực sự đáp ứng tốt. Do đó, trong thời gian gần đây, Napas cũng có kế hoạch phối hợp ngân hàng, trung gian thanh toán phát triển củng cố hạ tầng chấp nhận thanh toán.
Tại toạ đàm, chuyên gia, đại diện các ngân hàng thương mại chia sẻ, làm rõ các vấn đề liên quan TTKDTM, thanh toán số để bạn đọc hiểu rõ hơn về lợi ích của hình thức này. Về các chính sách thu hút khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), bà Phan Thị Thanh Hà - Phó giám đốc Trung tâm Thẻ Agribank cho biết: Hiện giờ thanh toán qua thẻ khách hàng của Agribank không phải trả bất cứ phí nào. Thời gian qua, Agribank miễn phí hoàn toàn các giao dịch chuyển tiền trên ngân hàng điện tử. Khuyến khích khách hàng chi tiêu qua thẻ, khách hàng không phải trả phí, thậm chí chi tiêu bằng thẻ sẽ hoàn tiền, thêm giá trị gia tăng cho khách hàng.
Ngoài ra, Agribank còn gia tăng hạn mức giao dịch lên tới 3 tỷ đồng/ngày, khách hàng có thể chủ động khai báo hạn mức trên điện thoại. Nhân đây, bà Hà có kiến nghị với Napas: “Giai đoạn vừa rồi chuyển thẻ từ sang thẻ chip chi phí ngân hàng lớn nhưng tiện ích chưa khác biệt. Đề nghị nghị Napas phối hợp các dịch vụ công, nếu dùng thẻ chip có tiện ích khách hàng sẽ hào hứng hơn như: bệnh viện, xe điện trên cao”