Lễ hội trái cây Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa lần thứ 3 đã khép lại hôm 13/8, sau chuỗi hoạt động dấu ấn, đặc sắc diễn ra trong 4 ngày hội.

Là một huyện miền núi xa xôi của tỉnh Khánh Hòa, những năm gần đây, Khánh Sơn dần được du khách biết đến và đang trở thành một điểm đến du lịch mới.

Sự hấp dẫn của Khánh Sơn trước hết từ chính tiềm năng nội tại của địa phương.

Nằm ở độ cao trên 600-800m với đặc thù đất đỏ bazan trộn lẫn đất phù sa, độ pH bình quân 5-6, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao, lại nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Lâm Đồng và Duyên hải miền Trung, khí hậu ở Khánh Sơn đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, ôn hòa, không quá lạnh, cũng không quá nóng, nên trái cây Khánh Sơn được cho có hương vị riêng, thậm chí “đậm đà” hơn cả nơi xuất xứ.

Khoảng hơn chục năm trở lại đây, huyện Khánh Sơn nổi lên như một vựa trái cây mới của tỉnh Khánh Hòa, nơi hội tụ nhiều loại cây trái đặc sản có giá trị kinh tế cao là sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh,..

leftcenterrightdel
 Sầu riêng, một trong những loại trái cây đặc sản tại huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa. Ảnh: NH.
leftcenterrightdel
 Sản phẩm trái cây chất lượng cao trưng bày tại Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024. Ảnh: SN.

Với việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, những giống cây chất lượng cao cùng với kĩ thuật thâm canh, kiến thức canh tác mới theo hướng xanh- sạch- bền vững, bao gồm khâu chăm sóc và quản lí dịch hại, được phổ biến, áp dụng.

Chỉ trong vòng khoảng hơn chục năm, rất nhiều nhà vườn, trang trại ven núi, ven suối mọc lên. Những nẻo đường nối những bản, làng vùng cao, vốn hoang vu, chỉ có cây tạp và cỏ dại, trở nên dấu ấn và bắt mắt với những tán cây trĩu trái.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững cùng với cảnh quan tự nhiên dấu ấn đang thúc đẩy ngành du lịch- thương mại địa phương phát triển, bao gồm loại hình du lịch mới thăm quan trải nghiệm nhà vườn.

Theo ông Đinh Văn Thiệu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Khánh Sơn được đánh giá là điểm sáng về phát huy hiệu quả chương trình chuyển đổi cây trồng, đã chuyển đổi hơn 4.200 ha từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng ăn trái có giá trị kinh tế cao.

Khánh Sơn hiện nổi lên như là một vựa trái cây mới của tỉnh Khánh Hòa, không những thu hút các hoạt động giao thương kinh tế mà còn thu hút khách du lịch.

leftcenterrightdel
 Sầu riêng và măng cụt, hai trong số các loại trái cây có giá trị kinh tế cao tại huyện Khánh Sơn. Ảnh: PN Thành Sơn.
leftcenterrightdel
 Khánh Sơn đang trở thành một vựa trái cây chất lượng cao của tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: MN.

Ông Cao Minh Vỹ- Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, cho biết, Khánh Sơn có điều kiện khí hậu mát mẻ, môi trường sinh thái rừng đa dạng, nguồn tài nguyên du lịch cơ bản còn nguyên sơ, thô mộc… Địa phương có nhiều danh thắng tự nhiên độc đáo, tiêu biểu là thác Tà Gụ, thác Dốc Quy, cao nguyên Tà Giang, thung lũng Tô Hạp cùng nhiều di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa…

Khánh Sơn còn là vùng đất anh hùng, có truyền thống đấu tranh cách mạng, là căn cứ kháng chiến của tỉnh Khánh Hòa; vùng đất có vốn văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó dấu ấn nhất là đồng bào dân tộc Raglai, với các nghi lễ, phong tục tập quán đặc sắc như: Lễ bỏ mả (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2012), lễ ăn đầu lúa mới, nghi lễ vòng đời, lễ tạ ơn… 

Nơi đây cũng có nhiều loại hình văn nghệ dân gian với các làn điệu sử thi, dân ca, dân vũ, phổ biến là điệu hát Alơu, Siri, Sa ngơi, Ru tu; có các nhạc cụ dân tộc nổi tiếng đi vào thơ ca với cây đàn chapi; có không gian sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, đánh mã la; …

Đáng lưu ý, địa phương là nơi phát hiện một nhạc cụ truyền thống độc đáo: bộ đàn đá Khánh Sơn cổ.

leftcenterrightdel
 Mâm cơm chế biến từ những sản vật địa phương của xã Sơn Lâm trong Hội thi ẩm thực- Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024. Ảnh: BMT.
leftcenterrightdel
 Hình ảnh trong Lễ ăn mừng đầu lúa mới được phục dựng trong Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024. Ảnh: Baokhanhhoa.

Theo các nhà khảo cổ học, đây là bộ đàn đá của tộc người Raglai, có niên đại cách nay 2.500-3.000 năm. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được về đàn đá, năm 1979, Việt Nam chính thức công bố với thế giới về việc phát hiện bộ đàn đá Khánh Sơn, loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.

Tại quyết định số 73/QĐ-TTg, ngày 18/1 của Thủ tướng Chính phủ, bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn được công nhận là bảo vật quốc gia.

Trở lại Lễ hội trái cây Khánh Sơn, không chỉ có trái cây, các hoạt động lễ hội đã phô diễn những giá trị tinh túy nhất của địa phương; giới thiệu vốn văn hóa truyền thống, các món ăn ngon gắn với bản sắc của địa phương, thông qua Hội thi ẩm thực, Hội thi già làng khéo tay và các trò chơi dân gian, với sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số bản địa.

leftcenterrightdel
 Biểu diễn đàn đá, nhạc cụ truyền thống tại Lễ hội trái cây Khánh Sơn 2024. Ảnh: CQM.

Lễ hội đặc biệt dành không gian để giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của vùng đất Khánh Sơn, trong đó trưng bày một số sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thống như gùi, nỏ, rượu cần; trưng bày và biểu diễn đàn đá…

Ngoài những chương trình văn nghệ, các trò chơi dân gian do các diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân và người dân đồng bào dân tộc tại chỗ biểu diễn, lễ hội cũng tái hiện nhiều hoạt động văn hóa- tín ngưỡng, trong đó có Lễ tạ ơn cha mẹ của người Raglai, Lễ ăn đầu lúa mới, Lễ bỏ mả,..

Theo Ban tổ chức lễ hội, trong những ngày diễn ra sự kiện, địa phương đã thu hút khoảng gần 20.000 du khách trong và ngoài tỉnh.

Sau 3 lần tổ chức với chất lượng và tính chuyên nghiệp ngày một được nâng cao, tập trung tâm sức và sự nhiệt thành của cả chính quyền, người dân và cộng đồng cư dân thiểu số bản địa, Lễ hội trái cây Khánh Sơn đang dần trở thành một thương hiệu, chất chứa khát vọng vươn xa của phố núi vùng cao của tỉnh Khánh Hòa.

PV