Tuyến đường sắt độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng trong 30 năm, bắt đầu từ năm 1908. Những chuyến tàu đầu tiên hoạt động từ năm 1916. Phải đến năm 1932 toàn tuyến đường sắt dài 84 km mới được hoàn tất.

Đây là tuyến tuyến đường sắt leo núi thứ hai trên thế giới, sau tuyến đường sắt ở đèo Furka (Thụy Sĩ).

Đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có 3 đoạn có đường ray răng cưa tổng chiều dài 16 km để leo dốc, xuống dốc với độ dốc trên 12% (tuyến leo núi ở đèo Furka Thụy Sĩ có độ dốc tối đa 11,8%), gồm các đoạn Sông Pha - Eo Gió (chênh lệch độ cao từ 186 m đến 991 m), Đơn Dương - Trạm Hành (1016 m – 1515 m), Đa Thọ - Trại Mát (1402 m -1550 m). Ngoài ra toàn tuyến có 5 hầm chui xuyên qua núi.

Phần lớn các ga trên tuyến đường sắt nằm ở độ cao 1.400 m – 1.550 m so với mực nước biển.

Các đầu kéo sử dụng cho tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt là đầu máy hơi nước chuyên dụng HG 4/4 và HG 3/4 do Thụy Sĩ sản xuất.

Từ sau giải phóng, vì nhiều lí do, tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt bị dỡ bỏ. Các đầu máy hơi nước chuyên dụng leo núi  HG 4/4, HG 3/4 cũng bị bỏ hoang, nằm rải rác trên các ga dọc tuyến.  

Năm 1990, Thụy Sĩ đã mua lại các đầu máy hơi nước đã sử dụng trên tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, trong một “chiến dịch” mang tên “Back to Switzerland- hồi hương Thụy sĩ”.

Các đầu máy hơi nước này ngay sau đó được tân trang trong dự án khôi phục tuyến đường sắt leo núi Furka, phục vụ mục đích du lịch.

Từ đầu tháng 6/1993 những chiếc đầu máy hơi nước cổ bắt đầu lăn bánh trên vùng núi Apls, Thụy Sĩ.

Còn lại gì?

Hiện nay, “di sản” tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt còn ga Đà Lạt, ga Trại Mát, ga D’ran cùng nhà kho, một số hầm chui, cầu đường sắt và đoạn đường ray trơn dài 7 km, từ ga Đà Lạt đi Trại Mát, đang được khai thác vào mục đích dịch vụ du lịch với đầu máy diezen.

Ga Đà Lạt được xem là nhà ga lâu đời nhất ở Việt Nam và Đông Dương, được xây dựng năm 1932 và hoàn thành năm 1938, do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. 

Ga Đà Lạt hiện còn giữ hầu như nguyên vẹn. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, cách điệu ba đỉnh núi Langbiang và nhà Rông Tây Nguyên. Nhà ga đã được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử- văn hóa quốc gia năm 2001.

Ngoài đầu máy điện và mấy toa tàu thông thường đang vận hành phục vụ du lịch, tại ga Đà Lạt hiện còn lưu giữ hệ thống nhà kho, hai toa tàu cổ do Đức sản xuất năm 1930.

Dấu ấn nhất trên sân ga Đà Lạt có lẽ là đầu máy hơi nước cổ do Nhật Bản sản xuất. Tuy nhiên, đây không phải loại đầu máy chuyên dụng leo núi, cũng không phải loại đầu máy đã từng sử dụng cho tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.

Nhà ga hiện đang là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt. 

Theo ông Nguyễn Võ Minh Chánh- Trưởng ga Đà Lạt (Chi nhánh Khai thác Đường Sắt Sài Gòn), mỗi năm ga Đà Lạt đón cả triệu lượt khách tham quan, sử dụng dịch vụ, trong đó khoảng 100.000 khách sử dụng dịch vụ du ngoạn Đà Lạt bằng tàu hỏa. Doanh thu của nhà ga năm 2017 là 9 tỷ đồng.

Cũng theo ông Chánh, hiện ga chỉ còn lưu giữ 6 thanh ray răng cưa, mỗi thanh có độ dài 10 m.

Giấc mơ chưa thành

Khôi phục tuyến đường sắt leo núi Tháp Chàm – Đà Lạt với những xe lửa cổ và đầu máy hơi nước, là mối quan tâm đặt ra từ lâu của cả hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.

Dự án với mục đích chính là khai thác, phát triển du lịch sẽ giúp kết nối hai vùng du lịch có cảnh quan- sinh thái, những sản phẩm đặc trưng và bản sắc văn hóa khác nhau, đặc biệt với vùng ven biển Ninh Thuận, nơi có nhiều đặc sản độc đáo, phong cảnh hoang sơ và những di sản ngàn năm tuổi gắn với văn hóa Chăm, còn chưa được du khách biết đến nhiều.

Tại quyết định 1468/QĐ-TTg, ngày 24/8/2015, của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn 2030, dự án đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được quy hoạch đầu tư khôi phục.

Dự án này cũng nằm trong phụ lục danh mục các sự án kêu gọi đầu tư đính kèm Quyết định 1462/QĐ-TTg, ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

Thực ra, dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt đã được Chính phủ cho phép thực hiện từ năm 2007.

Trong nhiều năm qua, cả hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng đều đưa dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt vào danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư đến năm 2020 với số vốn đầu tư ước tính khoảng gần 200 triệu USD.

Tuy vậy, sau hơn chục đến nay, dự án vẫn chỉ là… “giấc mơ”, chưa thành hiện thực.

leftcenterrightdel
Ga Đà Lạt (mặt trước) là nhà ga lâu đời nhất ở Việt Nam và Đông Dương, được xây dựng năm 1932 và hoàn thành năm 1938, do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Năm 2001, ga Đà Lạt được Bộ Văn hóa- thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
leftcenterrightdel
 Mặt trong phía sân ga của ga Đà Lạt.
leftcenterrightdel
 Là một công trình cổ, một di sản với kiến trúc độc đáo,.. ga Đà Lạt trở thành một điểm đến được yêu thích tại thành phố ngàn hoa. Hàng năm, cả triệu lượt du khách trong nước và quốc tế ghé thăm ga Đà Lạt.
leftcenterrightdel
 Ga Đà Lạt cũng là không gian chụp hình ưa thích...
leftcenterrightdel
...của những đôi uyên ương! 
leftcenterrightdel
Ngoài nhà ga, Đà Lạt còn lưu giữ tuyến đường sắt 7 km dẫn lên ga Trại Mát, tuyến đường chạy qua những cánh đồng rau, hoa, những đồi thông với biệt thự cổ thơ mộng, dấu ấn...
leftcenterrightdel
 Mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt du khách sử dụng dịch vụ du ngoạn thành phố ngàn hoa bằng phương tiện xe lửa. Tuy vậy, đầu máy xe lửa sử dụng tại đây là loại đầu máy thường, sử dụng nhiên liệu diezen.
leftcenterrightdel

 Đến nay, sau gần 100 năm tuổi, ga Đà Lạt vẫn gần như nguyên vẹn về kết cấu và kiến trúc. 

Không những thế, nhà ga còn lưu giữ nhiều di sản độc đáo, trong đó có những toa xe lửa do Đức sản xuất năm 1930.

leftcenterrightdel
Các toa xe cổ được gắn với đầu máy hơi nước cũng vào loại... hàng hiếm, có xuất xứ Nhật Bản. 
leftcenterrightdel
 Trên nền tuyến đường sắt leo núi Tháp Chàm - Đà Lạt vẫn còn dấu tích của công trình xưa kia với những hầm qua núi, nhà ga và cầu đường sắt...
leftcenterrightdel
 Tuy không còn những đoạn đường sắt răng cưa, nhưng ga Đà Lạt vẫn còn lưu giữ những thanh ray răng cưa vẫn nguyên vẹn sau gần trăm năm tuổi.
leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Võ Minh Chánh- Trưởng ga Đà Lạt giới thiệu những thanh ray răng cưa còn lại đang được lưu giữ.
leftcenterrightdel
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng trong 30 năm, bắt đầu từ năm 1908. Những chuyến tàu đầu tiên hoạt động từ năm 1916. Phải đến năm 1932 toàn tuyến đường sắt dài 84 km mới được hoàn tất. Ảnh: Tư liệu. 
leftcenterrightdel
Một đầu kéo hơi nước chuyên dụng leo núi HG 4/4 do Thụy Sĩ sản xuất đang vận hành tại khu vực đèo Ngoạn Mục khoảng năm 1930. Ảnh TL.
leftcenterrightdel
 Đoạn đường sắt răng cưa vượt núi trên tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Ảnh: TL.
leftcenterrightdel
 Tuyến đường sắt  Tháp Chàm - Đà Lạt từng là phương tiện vận tải hiệu quả, trọng yếu trong giao thương buôn bán, vận chuyển hàng hóa, rau quả. Ảnh TL.
leftcenterrightdel
Tuy nhiên, từ sau giải phóng, để sửa chữa tuyến đường sắt Bắc - Nam, người ta đã gỡ bỏ đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt. Những đầu máy hơi nước leo núi chuyên dụng bị bỏ không, han rỉ.. Ảnh TL.
leftcenterrightdel
Rồi, năm 1990, các đầu máy hơi nước HG4/4 chuyên dụng chỉ duy nhất có tại Việt Nam từng hoạt động trên tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt được nhà đầu tư Thụy Sĩ, nơi sản xuất ra chúng, mua lại, phục vụ dự án khối phục tuyến đường sắt leo núi Furka, Thụy Sĩ vào mục đích du lịch.
leftcenterrightdel
Chỉ sau một thời gian ngắn được "hồi hương" từ Việt Nam, những chuyến xe lửa vượt núi sử dụng đầu máy hơi nước mua lại với giá "sắt vụn" trở thành niềm tự hào của vùng núi Apls, Thụy Sĩ, một dịch vụ hấp dẫn, độc đáo được du khách ưa thích.

Nguyễn Huân