(BVPL) - Ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ngày nay còn lưu lại câu chuyện về giặc Tàu Ô, gắn liền với dinh Bà Roi (ở đảo Lớn) và hang Kẻ Cướp (ở đảo Bé).

 


Ông Thịnh ra đảo Bé ở vào năm 1960, lúc này hang Kẻ Cướp còn rất nhiều đồ cổ, gốm sứ, thậm chí vàng bạc. Có một điều lạ ở đây là, hòn đá nằm chếch về phía trước miệng hang cứ lớn dần. Theo nhiều người, trước kia hòn đá rất nhỏ, mọi người vào ra hang bình thường; nhưng bây giờ nó to ra, ăn liền vào miệng hang, nên cửa hang không còn rộng. “Hồi đó cái hang rộng lớn lắm, nghe đâu chứa vài trăm người, vì vậy mà bọn Tàu Ô mới chọn làm sào huyệt. Tuy nhiên, kể từ khi hòn đá lớn ra, cộng với sóng biển đẩy cát, sạn vào nên bây giờ hang không còn rộng và sâu nữa”, ông Thịnh cho biết thêm.

Và dinh Bà Roi

Liên quan đến giặc Tàu Ô còn có dinh Bà Roi. Trước đây, vùng biển Lý Sơn tấp nập tàu thuyền qua lại nên cướp biển xuất hiện, người dân gọi là giặc Tàu Ô. Khi chiếm được hang Chàng Thiếp làm sào huyệt, giặc Tàu Ô mới biết ở đây không có nước ngọt. Do đó, chúng thường xuyên bén mảng qua đảo Lớn để cướp nước ngọt cũng như lương thực và phụ nữ.

Một lần vào tháng 5.1645, bọn cướp mò qua bắt một cô gái 16 tuổi tên Phạm Thị Lôi. Sau khi cố gắng la lớn cho mọi người biết có cướp đến, nàng vùng vẫy, thoát khỏi chúng rồi nhảy xuống vũng Thầy Tu tự vẫn. Nàng trầm mình với tư thế tựa ngồi thiền, mặc sóng cao, gió lớn. Xác của nàng được dân làng vớt về chôn cất và lập đền thờ, gọi là dinh Bà Roi. Hiện dinh Bà Roi vẫn còn nhưng hư hại nhiều theo sự phá hủy của thời gian. Còn vùng nước nơi bà nhảy xuống bây giờ là nơi tổ chức đua thuyền truyền thống hằng năm của người dân trên đảo Lý Sơn.
 

Theo Thanh niên

.