leftcenterrightdel
Hàng ngàn người dân và du khách đổ về biển Quy Nhơn "giải nhiệt" chiều 1/5. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN 

Tuy nhiên, bên cạnh mặt thuận lợi trong quá trình phát triển du lịch, Việt Nam cũng đứng trước những thách thức khó khăn không nhỏ. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã tác động trực tiếp đến việc đầu tư, phát triển du lịch biển những năm qua. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là tại các vùng nước ven bờ, bãi tắm đã và đang tiếp tục gia tăng, không chỉ gây áp lực đến môi trường tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

Ngành Du lịch đã xác định phát triển du lịch, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu là xu hướng tất yếu, là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn phát triển bền vững. Trong tháng 5/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức chiến dịch bảo vệ môi trường du lịch với chủ đề “Biển Việt Nam xanh”  tại 5 tỉnh ven biển miền Trung. Chiến dịch thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên chung tay dọn sạch môi trường biển, đổi lấy nước sạch gửi người dân trong chương trình chống hạn hán, xâm ngập mặn...

Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành đã sớm có ý thức, chung tay hướng tới phát triển du lịch thành ngành “công nghiệp xanh” bằng những hành động bảo vệ môi trường cụ thể, thiết thực nhất. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch đã nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương trong việc cùng chung sức bảo vệ môi trường, phát triển du lịch.

Đơn cử, Công ty Du lịch Vietravel đã xây dựng chương trình tour du lịch gắn với trách nhiệm cộng đồng. Trong nhiều năm qua, công ty này thực hiện chiến dịch “Vì một môi trường du lịch xanh sạch” với cuộc vận động “Không xả rác”. Trong chiến dịch này, khách du lịch sẽ là nhân tố trung tâm, chủ động và trực tiếp tuyên truyền, vận động tới người dân địa phương, các du khách khác thông điệp bảo vệ môi trường trên từng hành trình khám phá điểm đến...

Thanh Giang/TTXVN