Chính sách cởi mở "chắp cánh" cho du lịch
Cập nhật lúc 11:48, Thứ sáu, 27/05/2016 (GMT+7)
Trong quý I/2016, ngành Du lịch cũng đã triển khai hiệu quả các chương trình Xây dựng dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tại các nước trên thế giới, trình Chính phủ các đề án đẩy mạnh phát triển du lịch theo Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ: Miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam theo chương trình du lịch trọn gói của các công ty lữ hành quốc tế, tổ chức triển khai các chương trình hội chợ du lịch lớn trên khắp cả nước (Hội chợ Du lịch nghỉ dưỡng biển và MICE, Hội chợ Du lịch quốc tế 2016, Festival Huế 2016...) (quảng bá , du lịch, chắp cánh, hình ảnh , Chính sách )
(BVPL) - Trong quý I/2016, ngành Du lịch cũng đã triển khai hiệu quả các chương trình Xây dựng dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi), tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tại các nước trên thế giới, trình Chính phủ các đề án đẩy mạnh phát triển du lịch theo Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ: Miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế vào Việt Nam theo chương trình du lịch trọn gói của các công ty lữ hành quốc tế, tổ chức triển khai các chương trình hội chợ du lịch lớn trên khắp cả nước (Hội chợ Du lịch nghỉ dưỡng biển và MICE, Hội chợ Du lịch quốc tế 2016, Festival Huế 2016...)
Trong 3 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.459.150 lượt, lượng khách du lịch nội địa đạt 18,7 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 109.137 tỷ đồng (tăng 21,2% so với cùng kỳ 2015). Lượng khách đến từ khu vực Đông Bắc Á tăng trưởng cao nhất, các thị trường trọng điểm từ châu Âu đến Việt Nam có mức chi tiêu cao đều tăng cao, đặc biệt là 5 quốc gia Đông Âu mới được miễn thị thực (bao gồm: Ý tăng 28%, Tây Ban Nha tăng 27%, Anh tăng 23%, Đức tăng 19% và Pháp tăng 11%). Bên cạnh kết quả đã đạt được, hoạt động du lịch trong quý I/ 2016 cũng chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục như: công tác quản lý ở một số loại hình du lịch mạo hiểm còn bất cập dẫn đến tai nạn đối với du khách, tình trạng chặt chém, trộm cắp vặt tại một số điểm du lịch vẫn còn tồn tại, tình trạng người nước ngoài lợi dụng vào Việt Nam du lịch để tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế trái phép, trốn thuế, tình trạng ứng xử thiếu văn minh của một bộ phận nhỏ du khách Việt khi đi du lịch nước ngoài cũng gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Việt Nam.
Điểm nhấn hội nhập của ngành Du lịch trong năm 2016 là sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập, cơ hội thu hút khách du lịch đến khu vực và Việt Nam đang rất lớn. Cùng với thị trường khách du lịch nội khối trên 600 triệu người, AEC cũng làm cho Việt Nam trở nên gần gũi hơn với khách du lịch ngoài ASEAN thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch chung. Nguồn khách du lịch nội vùng châu Á - Thái Bình Dương với sức tăng trưởng nhanh và xu hướng phát triển mạnh cũng sẽ là thị trường nguồn quan trọng cho du lịch Việt Nam. Không chỉ vậy, cơ hội mà AEC mang lại chính là dòng chảy vốn đầu tư du lịch, sự tự do di chuyển của lao động có tay nghề cao trong khu vực sẽ bổ sung cho du lịch Việt Nam nguồn nhân lực chất lượng. Sự giao thoa văn hóa sẽ giúp ngành Du lịch nhanh chóng thích ứng với môi trường nội khối, hướng tới môi trường ngoại khối tự tin, nhạy bén hơn.
Minh Triết
.