(BVPL) - Ở thời điểm bóng đá Việt thê thảm, ông bầu đau đầu với những khoản nợ, cầu thủ khốn đốn vì nguy cơ thất nghiệp như hiện tại, thì cò cầu thủ vẫn sống khỏe.

 
 
Thông thường những cầu thủ có chuyên môn chưa tốt nhưng lại muốn tìm được một bến đỗ như ý thì phải nhờ đến cò. Chi phí vào khoảng 5-10% giá trị bản hợp đồng (ví dụ lót tay 5 tỷ đồng phải chi cho cò khoảng 500 triệu đồng)
 
Cần nhớ, ước tính bóng đá Việt Nam có khoảng 300 cầu thủ V.League, hạng Nhất đang thất nghiệp. Trong số đó, chỉ có một số ít bảo đảm cuộc sống nhờ nghề tay trái kinh doanh sân cỏ nhân tạo, quán cafe, sân quần vợt... Hầu hết số còn lại đang ngày ngày đeo giày đi đá phủi và chờ đợi vận may hoặc cạy nhớ tới cò cầu thủ.
 
Nói về việc bảo vệ quyền lợi cầu thủ khi đội bóng bị giải tán hoặc chuyển giao, cò Đại cho rằng: “Tốt nhất là cầu thủ nên thương lượng, thỏa hiệp, cố gắng tìm được tiếng nói chung với đội bóng, chứ không nên kiện tụng. Bởi để theo kiện sẽ mất nhiều thời gian, tiền của mà chưa chắc có thể giành phần thắng hay không”.
 
Trong những ngày ở Bangkok, Công Vinh “bật mí” một con đường giúp các đồng đội của mình tìm việc là đi đá giải phong trào cho các cơ quan, doanh nghiệp, và hy vọng sẽ được nhận vào làm nhờ tài… chơi bóng!
 
Nói cách khác, khi cầu thủ thiếu hiểu biết về luật lại không thể tự thương lượng trực tiếp với đội bóng thì lại phải nhờ tới tài của… cò.
 
“Trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển, nghề môi giới cầu thủ có chỗ đứng quan trọng. Trước đây, ở bóng đá Việt, giá cầu thủ bị đẩy lên cao là do chính các ông bầu thích “đi đêm”, chèo kéo cầu thủ nên cò mới có nhiều đất diễn đấy chứ.
 
Theo tôi, cò cầu thủ không có gì xấu cả nếu họ làm việc chuyên nghiệp, giúp những cầu thủ có khả năng tìm được đội bóng mới, thoát khỏi cảnh thất nghiệp trong thời điểm khó khăn này”, HLV Trần Bình Sự (Đồng Nai) bày tỏ.
 
Theo Danviet
.