Về thăm xứ Đoài nơi có những rặng tre xanh mát, cây đa, giếng nước, mái đình… nơi có những người dân quê chân chất nồng hậu lại được nhấm nháp miếng chè lam cùng chén nước trà nóng mới cảm nhận hết hương vị quê hương.

 


Tuy nhiên, quan trọng nhất trong quá trình nấu chè làm là khâu đun mật. Khi mật sôi, để thử độ mật, người ta thường cắm một chiếc que nhỏ vào rồi kéo ra, nếu mật kéo thành một dây mành sang như gương là được. Lúc này mới cho gừng và lạc vào trước, sau đó đổ bột vào. Đây là công đoạn cần đến nhiều sức lực nhất và người đàn ông trong gia đình thường phải làm khâu này. Phải đảo thật nhanh tay, thật đều để khỏi bị cháy và vón.

Khi bột chín được xúc ra khuôn được đóng sẵn, đáy khuôn và thành khuôn được lót một lớp bột mỏng để kẹo không dính được vào. Thường thì người ta dùng khuôn lớn sau đó mới cắt ra thành từng phong nhỏ. Dùng chày nện cho kẹo dính chặt vào nhau, để đạt độ dai, mịn, khoảng một đêm là kẹo khô.

Về với xứ Đoài, được thưởng thức những phong chè lam cùng chén nước trà nóng, du khách mới cảm nhận rõ hương vị quê hương ẩn trong hương nếp, mật mía, lẫn vị gừng cay sâu nặng từ thuở nào. Chợt nghe như văng vẳng bên tai câu hát trầm ấm, quen thuộc của nhạc sĩ Trần Tiến, “Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng. Khói chiều mênh mông, sông Đà buông nắng. Nhớ thương làng quê, lũy tre bờ đê. Ước mơ trở về nghe mẹ hiền ru bên thềm đá cũ…”.
 

Theo Thảo Nga
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

.