Năm ngoái, quân đội Israel đã báo cáo về việc sử dụng thành công tổ hợp tác chiến laser mới, được phát triển để chống lại nhiều loại mục tiêu trên không. Tuy nhiên, trong 8 ngày diễn ra xung đột vũ trang giữa Palestine-Israel, tổ hợp Iron Ray của Israel đã không bắn hạ được một tên lửa nào hướng về lãnh thổ Israel. Theo các nhà phân tích, đây là một thất bại hoàn toàn đối với loại vũ khí mới của Israel.

Tổ hợp Iron Ray được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên đến 7 km, tuy vậy, vũ khí này đã không bắn trúng một tên lửa nào được được bắn đi từ lãnh thổ của Dải Gaza.

leftcenterrightdel
Tổ hợp Iron Ray của Israel được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu trên không. Ảnh: Avia.pro

Israel đã coi hệ thống Iron Ray như một phương tiện phòng không và chống tên lửa hiệu quả, đáng tin cậy, tuy nhiên, trên thực tế, tổ hợp này hóa ra chỉ là một “con hổ giấy”, chuyên gia Nga đánh giá trên tờ Avia.pro.

“Nếu vũ khí laser của quân đội Israel đơn giản là không thể đối phó, đánh chặn các tên lửa thông thường, thì chúng ta có thể nói gì về khả năng của chúng trong việc chống lại tên lửa hành trình siêu thanh và tên lửa đạn đạo, vốn không thể bị đánh chặn ngay cả với các hệ thống phòng không và tên lửa tiên tiến...”, chuyên gia Avia.pro nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
Hệ thống tên lửa chống tăng Kornet của Nga. Ảnh: Defenseworld.

Trước đó, ngày 8/1/2020, quân đội Israel đã công bố một "bước đột phá" trong việc phát triển công nghệ laser để đánh chặn các mối đe dọa từ trên không, trong đó yếu tố đột phá chính nhấn mạnh đến sức mạnh và độ chính xác của chùm tia laser. Đây được coi là “bước ngoặt công nghệ”, hứa hẹn sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của Israel.

Trong khi đó, các lực lượng kháng chiến Palestine đang sở hữu các hệ thống tên lửa chống tăng Fagot và Kornet của Nga, khiến lực lượng mặt đất Israel ngán ngại.

leftcenterrightdel
Các hệ thống Fagot và Kornet mà các nhóm kháng chiến Palestine đang sở hữu có thể là mối đe dọa cho xe tăng và xe bọc thép của Israel. Ảnh: Avia.pro

Với trang bị hàng trăm hệ thống Fagot và Kornet cho phép các lực lượng kháng chiến Palestine có khả năng tiêu diệt số lượng lớn các loại xe bọc thép của Israel, bao gồm cả xe tăng Merkava.

Mặc dù có cấu trúc đơn giản, nhưng các hệ thống tên lửa chống tăng của Nga đã chứng tỏ hiệu quả cao trong cuộc chiến chống lại các phương tiện bọc thép của Israel nằm gần biên giới Gaza, ngăn chặn khả năng đối phương triển khai lực lượng mặt đất vào khu vực.

Truyền thông Israel đã cáo buộc Nga cung cấp vũ khí này cho người Palestine, mặc dù không có bằng chứng, trong khi các tổ hợp của Nga có thể đã được chuyển đến Gaza từ Lebanon, Syria hoặc Iran.

Huy Anh / Avia.pro, Defensenews