Chiến dịch tranh cử chức Tổng thư ký khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte đã kết thúc hôm 20/6, sau khi ông nhận được sự ủng hộ của tất cả 32 thành viên khối, trong đó Hungary và Slovakia tuyên bố tán thành hôm 18/6 và thành viên cuối cùng là Romania “gật đầu” vào ngày 20/6.
Trong khi đó, Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã rút lại việc ứng cử vào vị trí lãnh đạo NATO.
Ông Rutte sẽ chính thức được bổ nhiệm tại Hội nghị thượng đỉnh của NATO sẽ diễn ra tại Washington, Mỹ vào tháng 7 tới và sẽ nhậm chức vào ngày 2/10, trong nhiệm kỳ 5 năm, sau khi nhiệm kỳ (gia hạn) của ông Stoltenberg kết thúc.
Vào tháng 7/2023, sau 13 năm giữ chức Thủ tướng Hà Lan, ông Mark Rutte (SN 1967) tuyên bố sẽ từ chức, sau khi chính phủ liên minh 4 đảng của ông sụp đổ.
|
|
Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte. Ảnh: John Thys / AFP /Getty. |
|
|
Tổng thư ký sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg (bên phải) mong muốn chính trị gia Hà Lan Mark Rutte (trái) đảm nhận vị trí lãnh đạo NATO. Nguồn: NATO. |
Từ tháng 10/2023, ông bắt đầu vận động tranh cử cho vị trí người đứng đầu NATO.
Là người ủng hộ trung thành và nhiệt tình Ukraine trong cuộc chiến với Nga, ông Rutte nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của Mỹ cũng như của nhiều thành viên chủ chốt NATO khác là Anh, Đức và Pháp,..
Việc giành được sự ủng hộ của Thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu của Hungary Viktor Orban, người mà ông không có quan hệ tốt, phải mất nhiều thời gian hơn.
Nhà lãnh đạo Hà Lan phải cam kết với ông Orban rằng, Hungary sẽ không bao giờ phải tham gia các hoạt động của NATO hỗ trợ Ukraine chừng nào Rutte còn lãnh đạo liên minh. Ông Orban, người vẫn giữ mối quan hệ thân thiện với Nga, cũng bác bỏ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
|
|
Ông Rutte Là người ủng hộ trung thành và nhiệt tình Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Ảnh: Piroschka van de Wouw/Reuters. |
|
|
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thường được nhìn thấy đạp xe từ ngôi nhà khiêm nhường của mình đến nhiệm sở. Ảnh: Robin Utrecht / DPA. |
Rutte, người đã điều hành nền kinh tế lớn thứ năm EU trong 14 năm, được nhiều người ca ngợi là người xây dựng sự đồng thuận hiệu quả, đồng thời thể hiện quyết tâm hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả những nỗ lực gần đây của Hà Lan trong việc đào tạo phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16.
Rutte từng nói trong một bài phát biểu: “Sự lãnh đạo thực sự đòi hỏi khả năng lắng nghe và thấu hiểu những quan điểm khác nhau”. Thái độ này có thể có ích cho ông với tư cách là người đứng đầu NATO.
Xét cho cùng, Rutte là “một nhà quản lý khủng hoảng thành công”, theo nhà báo Sheila Sitalsin, người phụ trách chuyên mục của nhật báo Hà Lan Volkskrant.
|
|
Ông Rutte có mối quan hệ cá nhân tích cực với ông Trump. Trong ảnh Tổng thống Mỹ Donald J. Trump và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tại Nhà Trắng, ngày 18/7/2019. Ảnh: Shealah Craighead. |
Trong một thời gian dài, nhiều công dân Hà Lan hài lòng với sự ổn định chính trị mà Thủ tướng Rutte đảm bảo trong cuộc khủng hoảng tài chính và đại dịch COVID-19, bất chấp sự thay đổi đa số trong chính phủ.
Trong giai đoạn dự báo sẽ đầy khó khăn tiếp theo, NATO cũng cần một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm.
Vị Thủ tướng Hà Lan cũng có mối quan hệ cá nhân tích cực với ông Donald Trump, người gọi Rutte là bạn.
Trong tình huống ông Trump, người hoài nghi về NATO, quay trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, một mối quan hệ tích cực sẽ giúp xử lý tốt hơn những bất đồng.