|
|
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 2. |
"Đó là lý do vì sao ngài Tổng thống không nên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh cấp lãnh đạo tách rời khỏi các cuộc đàm phán thực sự. Kể cả khi hội nghị thành công theo định nghĩa của chính quyền Trump, thì nó vẫn có thể dẫn đến thất bại trong việc giải quyết kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đây là vấn đề mấu chốt không được đem ra bàn thảo trong mấy tháng vừa qua,” chuyên gia phân tích.
* Từ điểm sáng của Hội nghị thượng đỉnh lần 2
Tuy chưa thể đạt được kết quả cuối cùng, Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un hôm 28/2 cho biết ông vẫn cam kết phi hạt nhân hóa toàn diện, khẳng định rằng nếu không thì ông đã không có mặt ở Hà Nội để có các cuộc đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoài ra, Chủ tịch Kim cũng cho biết ông hoan nghênh việc mở một văn phòng liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng và cảm nhận rõ rệt mối quan hệ cá nhân được cải thiện theo chiều hướng tích cực với Tổng thống Mỹ, đây chính là những “điểm sáng nhất” tại Hội nghị lần này.
“Tôi nghĩ đây là việc đáng để hoan nghênh,” lãnh đạo CHDCND Triều Tiên vui vẻ nói trước ống kính truyền thông Việt Nam và quốc tế.
Ông Kim cam kết nỗ lực hết sức mình để đạt được kết quả tốt nhất trước khi bước vào cuộc họp.
Không hề tỏ ra bi quan và vẫn giữ thái độ tự tin có căn cứ, ông Trump nhấn mạnh về mối quan hệ tốt đẹp với nhà lãnh đạo trẻ của CHDCND Triều Tiên, tin tưởng sẽ có nhiều điều tốt đẹp diễn ra trong tương lai.
Tổng thống Trump cũng phân tích tiềm năng phát triển kinh tế khó có quốc gia nào sánh kịp nếu CHDCND Triều Tiên được tháo bỏ chế độ cấm vận sau khi phi hạt nhân hóa toàn diện.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ lạc quan tiến trình phi hạt nhân hóa cuối cùng sẽ có thể đạt được nếu các bên tích cực làm việc với nhau: "Tôi nghĩ rằng chừng nào hai nước còn tiếp tục làm việc trong những ngày và những tuần tiếp theo, thì chúng tôi có thể tạo ra tiến triển để cho phép đạt được điều mà thế giới mong muốn, đó là phi hạt nhân hóa ở Triều Tiên.”
* ...Đến dấu ấn của Việt Nam
Hội nghị đã giúp Việt Nam trở thành tâm điểm của chính trị thế giới trong những ngày gần đây, ngoài ra còn nhận được sự quan tâm của dư luận quốc tế.
|
|
Chủ tịch Kim Jong un với các bạn trẻ Việt Nam |
Trong khi đó, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do-hyon cho rằng năng lực và kinh nghiệm tổ chức các sự kiện chính trị-đối ngoại quốc tế lớn như APEC chính là điểm tin tưởng để Hà Nội vượt qua Bangkok của Thái Lan trở thành địa điểm cho cuộc họp cấp cao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên.
Các tờ báo Nhật Bản đánh giá rằng không khí của Hội nghị lần này cởi mở hơn lần diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2018.
Các phóng viên quốc tế cho biết họ rất ấn tượng trước sự hiếu khách của người dân Việt Nam và yêu mến thủ đô hòa bình Hà Nội. Một phóng viên của Thông tấn Quốc gia Ai Cập chia sẻ, các quan chức nước này cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ Việt Nam tổ chức sự kiện quốc tế quan trọng và hy vọng các bên sẽ tiếp tục đàm phán trong thời gian tới.
|
|
Ông Trump khẳng định sau hội nghị tình cảm với nhà lãnh đạo trẻ của CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un được cải thiện hơn |
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ai Cập, Premjith-Sadasivan chia sẻ với PV: “Tôi tin rằng với việc chọn Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ II giữa Mỹ và Triều Tiên cho thấy sự tin tưởng của hai nước này dành cho Việt Nam.
"Khi đến đây, mọi người sẽ thấy một Việt Nam đổi mới, một nền kinh tế đang phát triển. Đây là thông điệp rõ ràng, mạch lạc gửi đến Triều Tiên và thế giới. Nền kinh tế Việt Nam từng đóng cửa và giờ đây đang chuyển mình,” Đại sứ phát biểu.
Thayer, Giáo sư danh của ĐH New South Wales (Australia) đồng tình với ý kiến của nhà ngoại giao Sadasivan về việc Việt Nam được lựa chọn khẳng định sự đúng đắn trong chính sách ngoại giao với chủ trương “đa phương hóa, đa dạng hóa” và “trở thành người bạn, đối tác đáng tin cậy với mọi của quốc gia" của Việt Nam.
Theo vị chuyên gia, Chính phủ Việt Nam “đã chuẩn bị và phối hợp rất tốt trong việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội”.
Nhiều nhà quan sát quốc tế cũng tin rằng, với tư cách nước chủ nhà, Việt Nam đã tổ chức tốt Hội nghị Thượng đỉnh. Sự kiện khẳng định Việt Nam vvị thế Việt Nam trên trường quốc tế, trở thành điểm sáng cho các sự kiện quan trọng trong tương lai.
Phóng viên Ralph Jennings, công tác tại Đài tiếng nói Mỹ (VOA), Việt Nam sẽ nhận được sự tôn trọng của các nước khác nhờ chính sách ngoại giao đa phương, và là một đất nước phù hợp để tổ chức các sự kiện quốc tế lớn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chân thành gửi lời cám ơn đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vì sự tận tâm trong công tác tổ chức Hội nghị và lòng hiếu khách.
|
|
Tổng thống Mỹ Trump gửi lời cám ơn đến lãnh đạo và nhân dân Việt Nam |
* Chờ đợi điều kỳ diệu ở tương lai gần
Tại buổi họp báo bắt đầu lúc 14 giờ chiều nay, Tổng thống Mỹ cho biết một số quan điểm trái chiều về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Triều Tiên chưa đạt kết quả như mong đợi.
Nhà phân tích Akira Kawasaki, công tác tại Ủy ban Quốc tế về Xóa bỏ Vũ khí hạt nhân, bình luận với Hãng tin CNN: "Chúng ta cần một kế hoạch thực sự xuất phát từ cộng đồng quốc tế và các hiệp định như Hiệp định Cấm Phổ biến Vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên có thể tham gia vào ngay ngày mai và bắt đầu quá trình giải giáp một cách hợp pháp".
Chuyên gia Van Jacksont đưa ra lời khuyên Chính quyền Donald Trump cần kiên nhẫn đợi thêm một thời gian nữa để có hồi đáp tốt hơn từ Bình Nhưỡng. Ông phân tích các đặc phái viên về các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, do ông Steve Biegun dẫn đầu, cần tích cực hơn nữa tại vòng đàm phán trù bị cho các lần đàm phán tiếp theo.
Tổng thống Mỹ Trump tái khẳng định cam kết giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thông qua đối thoại trong cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vài giờ sau khi Hội nghị kết thúc.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc, ông Trump cũng đề nghị Tổng thống Moon “chủ động” giúp đỡ đối thoại mang tính hòa giải và tôn trọng lẫn nhau với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên trong tương lai.
“Tổng thống Trump tái khẳng định cam kết của ông để giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại với với CHDCND Triều Tiên trong tương lai,” Văn phòng Cheong Wa Dae thông báo về cuộc điện đàm vào tối nay.
Điều quan trọng nhất tại Hội nghị Hà Nội là đã giúp tình hình trên bán đảo Triều Tiên ổn định hơn và tránh một cuộc đối đầu hạt nhân có thể xảy ra, như Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố trước khi tái ngộ Chủ tịch Kim, “Nếu tôi không trở thành Tổng thống Mỹ vào thời điểm này, rất có thể quan hệ với CHDCND Triều Tiên sẽ trở nên căng thẳng hơn.”
Như vậy, với kết quả đã được đưa ra, Hội nghị lần này có thể gọi là “Thạch trung Ẩn ngọc”, có nghĩa muốn lấy được “ngọc báu” ẩn sâu bên trong “đá tảng” thì Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un cần phải chân thành, hiểu nhau và làm việc với nhau tích cực hơn nữa.