Trong một dự thảo nghị quyết được tái khởi động, Trung Quốc và Nga kỳ vọng HĐBA gồm 15 thành viên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với mục đích cải thiện sinh kế của dân thường ở quốc gia châu Á bị cô lập hàng thập kỷ.

Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 vì các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

leftcenterrightdel
Dự thảo thúc đẩy nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, bao gồm dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với mục đích cải thiện sinh kế của dân thường nước này. Nguồn ảnh: KJU.

Dự thảo nghị quyết bao gồm các biện pháp khác từng được Nga và Trung Quốc đề xuất lần đầu tiên gần hai năm trước, bao gồm dỡ bỏ lệnh cấm người Triều Tiên làm việc ở nước ngoài và miễn trừng phạt các dự án hợp tác đường sắt và đường bộ liên Triều.

Vào năm 2019, Nga và Trung Quốc đã tổ chức hai vòng đàm phán không chính thức về dự thảo nghị quyết, tuy nhiên chưa chính thức đưa ra biểu quyết.

leftcenterrightdel
Các lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an áp đặt gây nhiều hệ lụy đối với đời sống người dân Triều Tiên, trong đó có nguy cơ thiếu lương thực do cộng hưởng từ đại dịch COVID-19. Ảnh: Allthatsinteresting/Alec.

Hôm 1/11, các nhà ngoại giao cho biết, Trung Quốc và Nga vẫn chưa lên kế hoạch cho bất kỳ cuộc đàm phán nào về dự thảo nghị quyết mới. Để thông qua, một nghị quyết cần 9 phiếu thuận và không có sự phủ quyết của một trong số các thành viên có quyền này.

Các phái bộ Liên hợp quốc của Nga và Trung Quốc nói, dự thảo nghị quyết đã được chuyển đến các thành viên HĐBA hôm 29/10.

leftcenterrightdel
Triều Tiên đang đẩy mạnh sản xuất để đối phó với khả năng thiếu hụt lương thực do ảnh hưởng của các biện pháp cấm vận. Nguồn ảnh: KJU. 

Nói với báo chí vào tháng trước, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, Zhang Jun, nhấn mạnh khía cạnh nhân đạo khi thúc đẩy nới lỏng và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà HĐBA áp đặt, vốn gây nhiều hệ lụy đối với đời sống người dân Triều Tiên, trong đó có nguy cơ về một nạn đói do cộng hưởng từ đại dịch COVID-19.

Văn Phong / Reuters