Krasukha

Các hệ thống EW Krasukha của Nga (tên mã NATO Belladonna) được thiết kế để vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không và phá hủy hệ thống chỉ huy- liên lạc đối phương trong dải tần X, Ku và S.

Từ các hệ thống máy bay không người lái (UAV/drone) đến điện tử hàng không, Krasukha có thể gây nhiễu tín hiệu vô tuyến ở khoảng cách lên tới 300 km, áp chế tất cả các nguồn phát xạ vô tuyến.

Theo truyền thông Nga, các tàu chiến của NATO tiếp cận ranh giới bán đảo Crimea ở Biển Đen không thể tiến hành trinh sát do bị các hệ thống EW của Nga áp chế.

Các hệ thống EW không chỉ làm cho các thiết bị trinh sát không hoạt động mà còn làm nhiễu loạn hệ thống định vị của tàu chiến, khiến chúng thông báo tọa độ sai và thủy thủ đoàn bị mất phương hướng.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4. Ảnh:Vitaly V. Kuzmin.

Các chuyên gia Nga đã bắt đầu phát triển trạm dải tần rộng gây nhiễu âm thanh mạnh vào giữa những năm 1990. Các phiên bản đầu tiên là analog, thế hệ tiếp theo được trang bị công nghệ kỹ thuật số.

Vào đầu những năm 2010, Krasukha bắt đầu được sản xuất hàng loạt và không ngừng được cải tiến.

Ngay cả các Hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không (AWACS) có khả năng phát hiện và theo dõi các loại mục tiêu cũng bất lực trước Krasukha.

Trạm dải tần rộng gây nhiễu âm thanh mạnh hoạt động hiệu quả, chống lại tất cả các radar của máy bay trinh sát hiện đại.

Krasukha làm mất phương hướng và làm mù các loại vũ khí chính xác của đối phương. Các cuộc tập trận cho thấy rằng, sau khi tổ hợp tác chiến điện tử xử lý tín hiệu phát từ máy bay ném bom, phi cơ chiến đấu đối phương giả định không còn có thể phát hiện mục tiêu trên mặt đất. Hơn nữa, thiết bị tác chiến điện tử có thể hoạt động ở độ cao rất lớn, áp chế cả các vệ tinh trong không gian.

leftcenterrightdel
 Cận cảnh Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4. Ảnh: Rostec.

Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, Krasukha thậm chí đã vô hiệu hóa một số máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Mỹ, được cho là vô tình bay vào vùng mà tổ hợp tác chiến điện tử Nga bao phủ.

Các hệ thống EW từng được thử nghiệm trong những tình huống chiến đấu thực sự ở chiến trường Syria. Không chỉ chống lại UAV, các hệ thống Krasukha đã tham gia đẩy lùi các cuộc tấn công vào Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk. Kết quả là một số tên lửa rơi vào tay các chuyên gia Nga. Sau đó các chuyên gia của tập đoàn Công nghệ Radio Electronic (KRET) cho biết, họ nắm rõ những bí mật của tên lửa hành trình Tomahawk và sẽ tính đến các thông tin này khi phát triển các công cụ mới để áp chế tất cả các dải tần và sóng vô tuyến của tên lửa Mỹ.

Theo truyền thông Nga, các hệ thống EW Krasukha-2 và Krasukha-4 có khả năng ngăn chặn tín hiệu của hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Global Positioning System) GPS.

Hệ thống Krasukha-2 được sử dụng để ngăn chặn mọi nỗ lực phát hiện của các thiết bị trên không hoặc radar, trong khi Krasukha-4 được phát triển để “can thiệp” vào tên lửa dẫn đường, tần số vô tuyến và đường truyền dữ liệu.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tác chiến điện tử Murmansk BN  của Nga. Nguồn: armyrecognition.com

Khi tất cả các biến thể của hệ thống Krasukha được sử dụng kết hợp, chúng có khả năng bảo vệ các tài sản của Nga khỏi sự quan sát và tấn công của đối phương từ khoảng cách hàng trăm km.

Hệ thống tác chiến điện tử của Nga có thể phá hoại máy bay chiến đấu, trực thăng, máy bay không người lái, khí cầu, hệ thống radar, radar dẫn đường băng tần X, tín hiệu GPS, tên lửa dẫn đường bằng tần số vô tuyến, bom lượn và đường truyền dữ liệu.

Gần đây, một báo cáo từ Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), nêu rằng, các hoạt động gây nhiễu của Nga hiệu quả đến mức khiến Ukraine, Mỹ và NATO khó có thể đảm bảo độ chính xác của các vũ khí tiên tiến như JDAM và HIMARS khi nhắm mục tiêu.

Kết luận này được đưa ra bởi chuyên gia Thomas Withington của RUSI, người lưu ý rằng, việc gây nhiễu không khiến JDAM trở nên vô dụng, nhưng nó làm tăng nguy cơ vũ khí thông minh không bắn trúng mục tiêu một cách chính xác.

Trong khi các biện pháp chống nhiễu có thể giải quyết được vấn đề này thì hệ thống tác chiến điện tử của Nga lại có khả năng áp chế tín hiệu GPS từ vệ tinh, theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia.

Murmansk-BN

Murmansk BN là hệ thống tác chiến điện tử hiện đại do công ty KRET của Nga phát triển và được triển khai trong quân đội Nga từ năm 2014.

Hệ thống này với mục đích tiến hành trinh sát radar liên tục và có khả năng triệt tiêu liên lạc của đối phương trong bán kính lên tới hai nghìn km. 

leftcenterrightdel
 Cận cảnh một hệ thống EW Murmansk BN. Ảnh: BQP Nga.

Hệ thống EW công suất lớn này phá hủy khả năng chỉ huy của đối phương bằng cách chặn liên lạc giữa sở chỉ huy và đơn vị tác chiến.

Lắp đặt trên xe tải KamAZ, Murmansk-BN có tầm gây nhiễu lên tới 8.000 km, đặc biệt tối ưu cho dải tần HF (3-30 MHz) mà NATO thường sử dụng.

Rtut-2 (Mercury-2)

Hệ thống này vô hiệu hóa đạn thông minh của đối phương bằng cách tạo ra một vòm bảo vệ rộng 0,5 km² xung quanh các mục tiêu trọng yếu hoặc đơn vị tác chiến.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tác chiến điện tử 1L262E Rtut-BM. Ảnh: Vitaly V Kuzmin

Rtut-2 được triển khai trên xe bọc thép BTR-80 và MT-LB.

Borshchevik

Tổ hợp  Borshchevik do Công ty Sestroretsky Armory phát triển, được thiết kế để điều hướng các thiết bị đầu cuối đang hoạt động của Internet vệ tinh Starlink.

Theo nhà phát triển, tổ hợp này cho phép phát hiện vị trí của thiết bị đầu cuối ở khoảng cách 10 km với sai số không quá 60 m.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tác chiến điện tử Borshchevik. Ảnh: Wikimedia / Minvoda.

Dữ liệu về vị trí của các thiết bị đầu cuối Starlink được hiển thị bằng giao diện đồ họa hiện đại có khả năng kết nối bản đồ địa hình của khu vực.

Nhẹ chỉ 30 kg, hệ thống EW mới này có thể lắp lên xe bán tải và chuyên đối phó với vệ tinh Starlink, với tầm hoạt động 10 km.

Nó còn khiến vệ tinh tiêu hao năng lượng và cạn pin khi cố gắng truyền tín hiệu.

 RB-341V Leer-3

Hệ thống EW di động này chuyên chế áp liên lạc di động (UHF, VHF, GSM) với bán kính hiệu quả 6 km. Nó phối hợp với drone Orlan-10 để phát hiện và gây nhiễu nguồn phát tín hiệu đối phương.

Nhà sử học phòng không Nga Yuri Knutov, lưu ý, nước này liên tục nâng cấp và cho ra đời hệ thống EW mới với thời gian tính bằng tháng.

Ưu thế của các hệ thống EW của Nga nằm ở công suất cực lớn, dải tần rộng và quan trọng nhất, số lượng hệ thống áp đảo.

leftcenterrightdel
 Hệ thống tác chiến điện tử RB-341V. Ảnh; Vitaly Kuzmin.

Trong khi, các hệ thống EW của Nga lại được đánh giá mạnh vô đối.

David T. Pyne, chuyên gia nhóm nghiên cứu xung điện từ (EMI), cho rằng, EW là yếu tố then chốt giúp quân đội Nga phá hủy năng lực chỉ huy (C2) và trinh sát (ISR) của đối phương.

Ông đánh giá Nga sở hữu một trong những hệ thống EW mạnh nhất thế giới, đặc biệt nhờ khả năng gây nhiễu định vị vệ tinh (GNSS) tầm xa.

Văn Phong (theo Sputnik)