Goma đã bị hoảng loạn vào tối 22/5 khi núi lửa Nyiragongo, một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh và nguy hiểm nhất thế giới, phun trào, biến bầu trời đêm thành một màu đỏ chết chóc và khiến những dòng dung nham rực đỏ đổ xuống thành phố ven hồ, nơi sinh sống của khoảng 2 triệu dân.

Phát ngôn viên chính phủ Congo Patrick Muyaya cho biết, 15 người đã thiệt mạng liên quan đến núi lửa Nyiragongo. Con số thương vong có thể sẽ tăng lên khi có khoảng 150 trẻ em trong diện mất tích. 

leftcenterrightdel
Núi lửa Nyiragongo tàn phá ngoại ô TP Goma, Congo sau khi phun trào trở lại vào tối 22/5. Nguồn: The Guardia.

Bị ám ảnh bởi những kí ức kinh hoàng về một vụ phun trào vào năm 2002 khiến 250 người thiệt mạng và 120.000 người mất nhà cửa, người dân gần núi lửa đã tháo chạy, hướng đến bên kia biên giới Rwanda, khi núi lửa phun trào trở lại.

Liên đoàn Chữ thập đỏ Quốc tế cho biết, có khoảng 3.000 - 5.000 người Congo đã chạy sang Rwanda ngay trong đêm 22/5. Một số bắt đầu trở lại vào ngày 23/5.

leftcenterrightdel
Dung nham đã giảm cường độ và nguội dần. Ảnh: Reuters/Djaffar Al Katanty. 
leftcenterrightdel
 Khoảng 600 ngôi nhà đã bị phá hủy. Ảnh: REUTERS / Olivia Acland.

Vụ phun trào xảy ra khi các vết nứt mở ra ở sườn núi lửa, khiến dung nham chảy phân tán theo nhiều hướng khác nhau. Từ sáng 23/5, nhiều dòng dung nham đã nguội, để lại một khung cảnh chết chóc, tan hoang với những khu dân cư gần như hoàn toàn cháy thành than.

Tin tức dẫn nguồn từ Chính phủ Congo nói, khoảng 600 ngôi nhà của 17 ngôi làng, 3 trung tâm y tế, một trường tiểu học,.. đã bị phá hủy.

Dòng dung nham băng qua một trục đường chính trong khu vực đã cắt đứt tuyến đường cứu trợ, trong khi điện nước tại TP Goma vẫn bị cắt hoàn toàn.

leftcenterrightdel
Không còn gì sau khi dòng dung nham quét qua. Ảnh: Reuters/Djaffar Al Katanty. 
leftcenterrightdel
Người dân tìm kiếm những vật dụng còn lại sau khi nhà cửa của họ bị dung nham núi lửa tấn công.  Ảnh: Reuters/Olivia Acland.

Dòng dung nham chảy về phía TP Goma dừng lại cách vành đai thành phố vài trăm mét. Sân bay gần đó vẫn còn nguyên. Một dòng dung nham chảy về phía đông trên khu vực không có dân cư gần biên giới Rwanda cũng đã dừng lại.

Phát ngôn viên Chính phủ Congo Muyaya nói: “Chính quyền địa phương đã theo dõi vụ phun trào qua đêm, báo cáo rằng dòng dung nham đã giảm cường độ.

Tuy nhiên, các nhà chức trách cảnh báo mối nguy hiểm vẫn chưa hết. Hoạt động địa chấn trong khu vực có thể khiến dung nham phun trào mạnh trở lại.

leftcenterrightdel
Khung cảnh tan hoang khi người dân trở về nhà  ở TP Goma. Ảnh: Reuters / Olivia Acland.
leftcenterrightdel
Dòng dung nham kịp giảm cường độ và dừng lại khi bắt đầu tiếp cận TP Goma. Ảnh: MONUSCO/Handout/Reuters.

Trước khi vụ phun trào xảy ra, các chuyên gia lo ngại rằng hoạt động núi lửa được quan sát trong 5 năm qua tại Nyiragongo phản ánh điều đó trong những năm trước khi phun trào vào năm 1977 và 2002.

Các nhà nghiên cứu tại Đài quan sát núi lửa Nyiragongo (OVG), cho biết, do thiếu kinh phí, cơ quan này không thể thực hiện kiểm tra địa chấn toàn diện trên núi lửa.

Huy Anh/Reuters