Quân đội Việt Nam từng sở hữu một loại vũ khí huyền thoại B41, đời sau của B40 (bazooka 40 mm), do Liên Xô sản xuất và sau này kế thừa là Nga. B41 có tên gọi chính thức là RPG-7, súng chống tăng cá nhân không giật.

Cho đến nay, RPG-7 huyền thoại và các phiên bản hiện đại hơn RPG-18, RPG-22, RPG-26, RPG-29, cũng như phiên bản xuất khẩu RPG-32 được sản xuất với hai cỡ nòng là 72mm và 105 mm vẫn được sử dụng trong quân đội nhiều nước.

Không chỉ chống lại xe bọc thép mà còn chống lại nhân lực trong những nơi trú ẩn và tòa nhà đô thị.

Súng phóng lựu chống tăng vác vai dùng một lần 7P53/RPG-30 Kryuk được phát triển bởi các nhà thiết kế của Hiệp hội nghiên cứu và sản xuất Basalt (Moscow).

leftcenterrightdel
 RPG-30 Kryuk, súng phóng lựu hiện đại của Nga có cấu trúc đơn giản. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin.

Năm 2009, súng phóng lựu Kryuk đã vượt qua thành công các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, năm 2012 nó được trang bị cho Lực lượng vũ trang Nga và năm 2013 được đưa vào phục vụ trong quân đội.

RPG-30 lần đầu tiên được giới thiệu trên thị trường nước ngoài tại Hội chợ quốc phòng và an ninh quốc tế LAAD 2017 ở Brazil.

RPG-30 có thể đánh lừa hệ thống phòng thủ chủ động và phòng thủ năng động của tất cả các mẫu xe tăng mới nhất nhờ vào hệ thống mồi nhử.

Súng có 2 cơ cấu phóng đạn trên một giá phóng, gồm đạn chính cỡ 105mm và đạn phụ cỡ 30mm, sử dụng chung cò súng.

Quả đạn chính với đầu nổ lõm định hướng được giấu trong ống phóng chính có tầm bắn 200 m và có khả năng xuyên phá 650 mm giáp cán đồng nhất RHA được gia cố bằng giáp phản ứng nổ hoặc 1,5 m tường bê tông cốt thép, 2 m vào những công sự bằng gạch và tới độ sâu 3,7 m vào các tòa nhà bằng gỗ và đất.

leftcenterrightdel
 RPG-30 được nói đối phó hiệu quả với các loại xe tăng phương Tây tại chiến trường Ukraine. Ảnh:  topwar.

Với khả năng xuyên phá như trên, RPG-30 được cho có thể “xuyên” bất kì một loại xe tăng hay phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nặng nào.

Quả đạn chính được thiết kế tương tự như quả đạn của của súng chống tăng RPG-29 Vampire.

Kế bên, trong một ống phóng có đường kính nhỏ hơn, có một viên đạn cỡ nòng tương đối nhỏ đóng vai trò mồi nhử.

Cơ chế hoạt động của súng khá đơn giản. Ngay sau khi bóp cò, quả đạn phụ phóng đi trước và quả đạn chính theo sau, chậm hơn một phần giây.

Quả đạn phụ không thiết kế để tạo ra sức công phá, nhưng nó làm hệ thống phòng vệ đối phương nhận nhầm và tấn công đạn phụ, sau đó, không đủ thời gian đánh chặn khi quả đạn chính cũng đang phóng tới.

leftcenterrightdel
 Ống phóng RPG-7 (B41) huyền thoại và đầu đạn huấn luyện PG-7G đã lắp liều phóng (dưới). Ảnh: RPG-7 B41 Michal Manas.

Đáng lưu ý, việc làm chủ RPG-30 khá dễ dàng bởi các thiết bị ngắm của nó cực kì đơn giản với ống ngắm phía trước và đường ray ngắm có thể gập lại, thay vì ống ngắm quang học, máy đo khoảng cách laser hoặc các thiết bị công nghệ cao khác.

Với thiết kế đơn giản, súng phóng lựu RPG-30 khá nhỏ gọn, dài 1,13 m, bằng một nửa so với RPG- 29 và tổng trọng lượng chỉ là 10,3 kg.

Do các đặc tính tiên tiến của nó, súng chống tăng RPG-30 đắt hơn so với các phiên bản tiền nhiệm và đang được sử dụng ở một mức độ rất hạn chế trong quân đội Nga.

RPG-30 được nói là vũ khí hiệu quả trong việc đối phó với các loại xe tăng NATO ở chiến trường Ukraine.

Văn Phong (theo Sputnik)