Vào tháng 12/2019, Ấn Độ thử thành công phiên bản tên lửa không đối biển BrahMos của nước này từ máy bay chiến đấu Su-30 MKI do Nga sản xuất. Vụ phóng diễn ra êm xuôi vì tên lửa bay đúng hướng và phá hủy trực tiếp một mục tiêu giả lập kẻ thù ở ngoài khơi.

leftcenterrightdel
 Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ và Nga. Ảnh: TASS

BrahMos là kết quả hợp tác giữa Công ty Cơ khí Tổng hợp Chính xác Liên bang Nga NPO Machinostroeniya và Cơ quan Nghiên cứu-Phát triển Quốc phòng Ấn Độ. Đặc biệt, loại tên lửa này trở thành cơ sở để phát triển hơn nữa công nghệ tên lửa của Nga bán riêng cho Quân đội Ấn Độ.

Sau khi công việc hoàn thành, Quân đội Ấn Độ sẽ tiếp nhận tên lửa tuần tiễu phản lực siêu thanh riêng, tương tự như Kalibr có thể được phóng từ tàu chiến hoặc tầu ngầm cũng như máy bay chiến đấu và máy phóng thế hệ mới.

BrahMos hiện được tin là tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới, có thể bay nhanh hơn vận tốc âm thanh đến 3 lần, khoảng 3.700 km/giờ trong khi trọng lượng chỉ từ 2.5-3 tấn tùy thuộc vào đường kính đầu đạn.

Điều đáng nói mỗi đầu đạn có thể chỉ chứa những mảnh kim loại bán xuyên giáp thông thường, nhưng cũng có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, khiến cho vũ khí trở thành lực lượng răn đe đầy sức mạnh.

leftcenterrightdel
Nga và Ấn Độ sẽ sớm hợp tác sản xuất BrahMos II. Ảnh: Russia BFD 

Hiện tại, các phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ mặt đất và trên biển đã được triển khai, mỗi loại có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách xa đến 600 km.

Trong khi đó, mẫu BrahMos dành cho máy bay chiến đấu Su-30MKI sẽ trải qua hàng loạt cuộc thử nghiệm chiến đấu cho đến khi nó được phép sản xuất hàng loạt theo nhu cầu của Không quân Ấn Độ.

Tiếp theo sẽ là gì?

Ấn Độ đang đánh tiếng đã trở thành đối tác đầu tiên của Nga tiếp nhận công nghệ siêu thanh dành riêng cho BrahMos. Công nghệ đó có biệt danh là BrahMos II và tên lửa “tàn khốc” này sẽ lao vun vút với tốc độ 9.250 km/giờ đến mục tiêu, nhanh gấp 8 lần vận tốc âm thanh, đủ tiêu chuẩn xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng không trên thế giới.

Vụ thử nghiệm thực chiến tên lửa siêu thanh BrahMos II dự kiến diễn ra vào đầu năm 2020 này. 
Phạm Trúc