Hôm 8/1, Nga đã có phản ứng giận dữ trước bình luận của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, nói, Kazakhstan có thể gặp khó khăn trong việc loại bỏ quân đội Nga.

leftcenterrightdel
Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga lên đường đến Kazakhstan. Ảnh: BQP Nga. 

Bộ Ngoại giao Nga gọi nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ là "thường xuyên gây hấn" và cáo buộc ông Blinken ‘đùa cợt’ về các sự kiện bi thảm ở Kazakhstan; nói, Washington nên nhớ lịch sử can thiệp của mình, không chỉ trong quá khứ gần đây mà trong suốt 300 năm hình thành của liên bang Hoa Kỳ.

leftcenterrightdel
 Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga xuống sân bay ở Kazakhstan. Ảnh: RIA.  

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kazakhstan là một phản ứng hợp pháp, chính đáng đối với yêu cầu của Kazakhstan về sự hỗ trợ từ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh của một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ, do Nga dẫn đầu.

Trước đó hôm 7/1, ông Blinken bày tỏ không chấp nhận giải thích của Nga về việc phái lực lượng đến Kazakhstan sau những bất ổn bạo lực ở quốc gia Trung Á.

leftcenterrightdel
Lực lượng gìn giữ hòa bình Belarus bảo vệ sân bay ở Kazakhstan. Ảnh: RIA. 

“Một bài học lịch sử gần đây cho thấy một khi người Nga ở trong nhà bạn, đôi khi rất khó để khiến họ rời đi.”, ông Blinken nói. 

Từ 6/1, Nga và một số quốc gia thuộc CSTO đã gửi lực lượng gìn giữ hòa bình theo đề nghị của Kazakhstan, thành viên CSTO, sau khi nước này rơi vào bất ổn, bạo động trong những ngày qua, bắt đầu bằng những cuộc biểu tình từ 2/1, phản đối giá nhiên liệu tăng.

Bất ổn ở Kazakhstan diễn ra vào thời điểm căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ khi hai nước xúc tiến các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu vào 10/1.

Văn Phong/Reuters