Tư lệnh lực lượng Tên lửa chiến lược Nga (RSMF) Sergey Karakayev cho biết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khổng lồ Sarmat đầu tiên có thể xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào, sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2022, TASS đưa tin.

“Hiện tại, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đang sẵn sàng cho các chuyến bay thử nghiệm cấp nhà nước của hệ thống ICBM Sarmat và được lên kế hoạch đưa vào biên chế chiến đấu vào năm 2022.", ông Karakayev tiết lộ.

leftcenterrightdel
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 Sarmat của Nga. Ảnh: Aspistrategist. 

Trước đó vào tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, việc nâng cấp, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất đã được hoàn tất, cho phép sản xuất hàng loạt ICBM Sarmat  tối tân này.

Theo truyền thông và một số nguồn mở, RS-28 Sarmat là ICBM hạng nặng 3 tầng, dài 35,5m, đường kính 3m, nặng hơn 200 tấn, sử dụng nhiên liệu lỏng phóng từ hệ thống phóng silo tối tân.

Tên lửa bắt đầu được phát triển vào những năm 2000 để thay thế cho ICBM R-36M2 Voyevoda đã được Liên Xô sử dụng từ những năm 1970.

leftcenterrightdel
Hình ảnh được cho là cuộc phóng thử RS-28 vào tháng 3/2018. Ảnh: Missilethreat.

Đến cuối 2015, nguyên mẫu đầu tiên của tên lửa được hoàn thành. Tháng 12/2017, Nga đã tiến hành lần phóng thử đầu tiên. Ban đầu, RS-28 được lên kế hoạch đưa vào sử dụng vào năm 2018 tuy nhiên mốc này đã chậm khoảng 3 năm.

leftcenterrightdel
Tên lửa RS-28 Sarmat . Nguồn: Sputnik. 

RS-28 Sarmat tầm bắn 18.000 km, vận tốc tối đa gấp 20,7 lần tốc độ âm thanh (Mach 20,7, 25.000 km/h). Tên lửa được chỉ định là một ICBM hạng nặng, có thể mang trọng tải 10 tấn và có thể tải nhiều tùy chọn đầu đạn khác nhau, gồm 10 đầu đạn lớn, hoặc 16 -24 đầu đạn nhỏ hơn, kết hợp giữa đầu đạn tấn công và đầu đạn mồi nhử. Nó có sức công phá lên tới 750 kiloton/quả, gấp hơn 400 lần quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Nhật Bản vào năm 1945, có thể phá hủy cả nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ.

Huy Anh