Tất cả các bên liên quan đến tình hình xung quanh Bán đảo Triều Tiên nên tập trung vào việc tránh khả năng xảy ra một cuộc đối đầu hạt nhân công khai ở Đông Bắc Á, Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Ryabkov, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Tôi không muốn nói về khả năng xảy ra cuộc đối đầu hạt nhân công khai ở Đông Bắc Á, vì nỗ lực của tất cả các bên liên quan nên tập trung vào việc tránh điều này. Tôi cũng sẽ nói thêm cách đáng tin cậy duy nhất không chỉ là tránh xa nguy hiểm, nhưng để giải quyết nhiều vấn đề trong một tiểu vùng phức tạp, bao gồm cả vấn đề hạt nhân, sẽ là việc tạo ra một hệ thống gìn giữ hòa bình, trong đó, trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, theo từng giai đoạn và đồng bộ, đảm bảo an ninh phải được cung cấp cho tất cả những bên cần thiết.”, ông Ryabkov nói.

Nhà ngoại giao Nga lưu ý, Moscow sẵn sàng cho các cuộc đối thoại cũng như tiếp xúc mang tính xây dựng với tất cả các bên quan tâm trên cơ sở các sáng kiến chung với Trung Quốc, lộ trình và Kế hoạch hành động để giải quyết toàn diện các vấn đề của Bán đảo Triều Tiên.

leftcenterrightdel
 Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Ryabkov. Ảnh: Sputnik / Mikhail Voskresenskiy.

Ông Ryabkov cũng đề cập thái độ của Moscow và khả năng công nhận tình trạng hạt nhân của Triều Tiên, theo đó, Moscow cam kết với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, xác nhận chỉ có 5 cường quốc hạt nhân và không thể công nhận tình trạng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

“Đối với câu hỏi về sự công nhận giả định về tình trạng hạt nhân của Triều Tiên, tôi muốn xác nhận, Nga hoàn toàn cam kết tuân thủ Hiệp ước về không phổ biến vũ khí hạt nhân, theo đó, chỉ có năm quốc gia có tình trạng hạt nhân.”, ông Ryabkov trả lời câu hỏi liệu Nga có thể công nhận tình trạng hạt nhân của Triều Tiên hay không.

Ngày 11/1, Tổng thống Hàn Quốc Yun Sok-yeol cho biết Seoul có thể sở hữu vũ khí hạt nhân của nước khác hoặc phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình một cách khá nhanh chóng nếu tình hình với Triều Tiên ngày càng xấu đi.

Hôm 12/1, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc đã “làm rõ” phát biểu của ông Suk-yeol về khả năng Seoul phát triển vũ khí hạt nhân; nói Tổng thống không có ý nói Hàn Quốc có ý định sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng mình và không có sự thay đổi nào trong lập trường của nước này đối với việc tuân thủ cơ bản Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Thay vào đó, Seoul và Washington sẽ tăng cường khả năng răn đe mở rộng để đối phó hiệu quả với mối đe dọa từ Triều Tiên.

leftcenterrightdel
  Tổng thống Yoon Suk-yeol phát biểu tại phiên họp về các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của Bộ Thống nhất. Nguồn: Yonhap.

Trong một động thái liên quan, hôm 27/1, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc đã đệ trình báo cáo kế hoạch các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023.

Bộ này nhận định, trong năm nay, trật tự thế giới sẽ càng bất ổn hơn trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, miền Bắc vẫn kiên định đường lối “lấy cứng rắn đáp trả cứng rắn”, do dó môi trường chính sách thống nhất sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. 

Trong báo cáo, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đề ra phương hướng chính sách trọng tâm trong năm nay là thiết lập mối quan hệ hai miền, xúc tiến bình thường hóa quan hệ liên Triều, trong đó trước hết sẽ thiết lập các biện pháp cụ thể thực hiện “đề xuất táo bạo”, tức lộ trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên, ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự; kêu gọi sự ủng hộ và phối hợp trong và ngoài nước.

Bộ này cũng cho biết sẽ xây dựng một kế hoạch chi tiết trung và dài hạn về việc thống nhất hai miền, có tên “Sáng kiến tương lai thống nhất mới”. Kế hoạch được nói sẽ phù hợp với các giá trị phổ quát như tự do, nhân quyền, cởi mở và thông tin liên lạc và sẽ nhằm mục đích thống nhất trong hòa bình, dân chủ.

Về hợp tác quốc tế liên quan tới vấn đề thống nhất hai miền, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, sẽ khởi động các dự án hợp tác không chỉ với Đức mà với cả Việt Nam.

Văn Phong/Sputnik, KBS